Bauxite Việt Nam

boxitvn.net – boxitvn.wordpress.com – boxitvn.blogspot.com

  • Cách vào boxitvn.net

    Kính báo đề quý bạn đọc rõ: sau một thời gian không phá hoại nổi boxitvn.net, bọn "tin tặc" hiện đang giở trò phong tỏa trang mạng của chúng tôi bằng tường lửa. Đó là một hạ sách khiến nhiều bạn đọc hết sức bất bình. Chúng tôi sẽ đệ đơn nhờ cơ quan chủ quản là VNPT can thiệp để loại bỏ cách hành xử tồi tệ ấy. Nhưng trong khi chờ đợi, xin quý bạn ở Việt Nam hãy vào trang mạng bằng cách đơn giản sau: vào google.com, đánh chữ anonymouse.org rồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữ Deutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ: http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp: www.boxitvn.net, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously. Thế là trang boxitvn.net đã hiện diện trước mắt quý bạn - Bauxite Việt Nam.


    boxitvn.net

    boxitvn.blogspot.com

    boxitvn.wordpress.com


    Email liên lạc: bauxitevn@gmail.com


  • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    Khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng Điều hành trực tiếp: GS Nguyễn Huệ Chi.

    free counters

  • Theo dõi

Con rồng ngẩng đầu ra Biển Đông giở trò hung hăng

Posted by bvnpost trên 04/05/2010

Jakarta Globe

Chiến dịch của Trung Quốc cho thấy sự gia tăng trong việc làm từ thiện đã có nhiều tiến triển, cùng với việc giúp đỡ bằng cách hứa hẹn đầu tư hoặc đầu tư thực tế và viện trợ. Điều này đặc biệt đúng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên – thứ mà Bắc Kinh cần – và trong các dự án cơ sở hạ tầng lớn như: nhà máy điện, đường giao thông, v.v. mà các công ty Trung Quốc có chuyên môn và có sẵn tiền mặt để có thể cung cấp các điều kiện tín dụng dễ dàng.

Nhưng một điểm gai góc khác về sự trỗi dậy của Trung Quốc là [Trung Quốc ngày càng có vẻ như tăng cường] sử dụng quyền lực cứng rắn đe dọa các nước láng giềng. Ngày 25 tháng 4, Tân Hoa xã loan báo Cục quản lý nghề cá của Trung Quốc cho biết họ đã bắt đầu tuần tra thường xuyên trong vùng Biển Đông, gửi hai tàu đến thay thế hai tàu khác hiện đang hộ tống các tàu đánh cá của Trung Quốc trong khu vực quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa và Việt Nam gọi là Trường Sa).

Phát ngôn viên của Trung Quốc cho biết các tàu tuần tra có căn cứ tại Tam Á ở bờ biển phía Nam của đảo Hải Nam, đã được gửi tới hộ tống tàu thuyền đánh cá ở Biển Đông và để củng cố quyền đánh cá quốc gia trong vùng biển quanh quần đảo Trường Sa.

Từ ngữ sử dụng ở đây phần nào dự báo điềm không hay. Các tàu này không chỉ đơn giản đến đó để bảo vệ tàu thuyền đánh cá có thể bị sách nhiễu bởi tàu của các nước khác đang tranh chấp các hòn đảo, hoặc để cung cấp các phương tiện hỗ trợ y tế hay dân sự khác. Các con tàu này được sử dụng nhằm "củng cố" quyền đánh cá của Trung Quốc, ngụ ý rằng những con tàu này có thể được sử dụng để ngăn chặn quyền đánh bắt cá của những người không phải là Trung Quốc. Điều đó có thể thấy nhưng không còn nghi ngờ gì cả khi Trung Quốc gia tăng các hành động cũng như lời nói của họ trên Biển Đông theo cách có vẻ như mâu thuẫn với những lời hứa của họ trước đây là để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và cho phép khai thác các nguồn tài nguyên trên cơ sở song phương.

Lời hứa đó luôn rỗng tuếch như các thỏa thuận song phương không giải quyết được gì cho quần đảo Trường Sa, nơi có tất cả khoảng 200 đảo và bãi đá ngầm, dãy đảo trải dài này đã có ít nhất ba nước khác đòi chủ quyền. Trung Quốc đòi chủ quyền trên tất cả các dãy đảo đối với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đòi một phần. Trường Sa nằm ở phần phía Nam của biển, quá xa tính từ đảo Hải Nam so với sự tiếp cận ở bờ biển phía Nam của Việt Nam, đảo Palawan của Philippines, và Malaysia và vùng lãnh thổ Bruneian ở bờ biển phía bắc Borneo. Việc đòi chủ quyền của Trung Quốc kéo dài gần tới bờ biển của tất cả các nước này và gần sát đảo Natuna có nhiều khí đốt, thuộc Indonesia.

Trung Quốc đã và đang sử dụng vũ lực để củng cố các tuyên bố của mình trên quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa, Việt Nam gọi là Hoàng Sa) quần đảo chỉ có Việt Nam đòi chủ quyền. Trung Quốc đã chiếm giữ của miền Nam Việt Nam trong những ngày hấp hối của chế độ [Nguyễn Văn] Thiệu ở Sài Gòn.

Ngày 22 tháng 3, các tàu chiến Trung Quốc bắt giữ một tàu đánh cá Việt Nam được báo cáo đang đánh cá trong vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc cũng tìm cách tăng cường chiếm giữ các đảo cát nhỏ để phát triển du lịch.

Tuy nhiên, Việt Nam ít cho thấy dấu hiệu đang bị đe doạ, bất chấp [bị đe dọa] thương mại giữa hai nước đang phát triển. Khi Trung Quốc tuyên bố việc tuần tra sớm hơn trong quần đảo Trường Sa vào ngày 1 tháng 4, Việt Nam đã đáp trả bằng chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến Bạch Long Vĩ, một hòn đảo nằm giữa bờ biển Việt Nam và Hải Nam. Hòn đảo do Việt Nam chiếm đóng nhưng Trung Quốc đòi chủ quyền. Trong khi đó, Việt Nam dường như tăng cường sự hiện diện trên quần đảo Trường Sa, nơi họ chiếm nhiều đảo và đá ngầm hơn bất kỳ nước nào khác đòi chủ quyền.

Việt Nam mua sáu tàu ngầm từ Nga, nước vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với Hà Nội, và đã dần dần phát triển quan hệ với Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam viếng thăm Washington và Paris năm nay, cùng lúc Thủ tướng [Việt Nam] đến thăm Moscow. Họ đã nhận tàu của Hoa Kỳ để sửa chữa gần vịnh Cam Ranh, căn cứ hải quân do Hoa Kỳ xây dựng trong chiến tranh Việt Nam ở bờ biển Nam Trung Bộ. Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ, phụ trách vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell, nhận xét tại Hongkong vào ngày 26 tháng 4 rằng "không một quốc gia nào ở Đông Nam Á muốn cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ nhiều hơn kẻ thù cũ của mình, Việt Nam".

Việt Nam cũng đã và đang cố gắng làm cho quốc tế chú ý nhiều hơn tới vấn đề Biển Đông – trong tháng 11, họ đã tổ chức hội thảo tại Hà Nội về chủ đề này. Điều này đã thu hút sự tham gia không chỉ từ Trung Quốc và các quốc gia đòi chủ quyền khác, mà còn có các chuyên gia trong ngành luật và lịch sử từ các nước khác gồm có Nga, Anh, Pháp và Indonesia. Việt Nam muốn sử dụng quyền Chủ tịch Asean để làm cho vấn đề này đi xa hơn vấn đề khu vực.

Mặc dù nguồn tài nguyên ở Biển Đông – dầu mỏ, khí đốt và cá – thì đáng kể, đặc biệt đối với các nước nhỏ hơn, mục tiêu chính của Trung Quốc là chiến lược – để họ kiểm soát hiệu quả các đường vận chuyển, và do đó về thương mại, giữa Nhật Bản và Đông Nam Á và các tuyến đường chính tới Nam Á, Trung Đông và châu Âu.

Vì thế, thật là khôi hài khi vào thời điểm một số quốc gia châu Á, bao gồm Indonesia và Ấn Độ, đang muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ để tránh khỏi khả năng lâu dài vùng biển trở thành "cái hồ của Trung Quốc", Nhật Bản hủy hoại các mối liên hệ với Hoa Kỳ trong một nỗ lực nhằm loại bỏ các căn cứ của nước này ở Okinawa.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: http://www.thejakartaglobe.com/opinion/dragon-raises-its-head-in-south-china-sea-power-play/372591

Nguồn: Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Sorry, the comment form is closed at this time.