Bauxite Việt Nam

boxitvn.net – boxitvn.wordpress.com – boxitvn.blogspot.com

  • Cách vào boxitvn.net

    Kính báo đề quý bạn đọc rõ: sau một thời gian không phá hoại nổi boxitvn.net, bọn "tin tặc" hiện đang giở trò phong tỏa trang mạng của chúng tôi bằng tường lửa. Đó là một hạ sách khiến nhiều bạn đọc hết sức bất bình. Chúng tôi sẽ đệ đơn nhờ cơ quan chủ quản là VNPT can thiệp để loại bỏ cách hành xử tồi tệ ấy. Nhưng trong khi chờ đợi, xin quý bạn ở Việt Nam hãy vào trang mạng bằng cách đơn giản sau: vào google.com, đánh chữ anonymouse.org rồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữ Deutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ: http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp: www.boxitvn.net, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously. Thế là trang boxitvn.net đã hiện diện trước mắt quý bạn - Bauxite Việt Nam.


    boxitvn.net

    boxitvn.blogspot.com

    boxitvn.wordpress.com


    Email liên lạc: bauxitevn@gmail.com


  • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    Khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng Điều hành trực tiếp: GS Nguyễn Huệ Chi.

    free counters

  • Theo dõi

Archive for the ‘Giáo dục’ Category

Vấn đề của GD Việt Nam: Trường sư phạm phải là trường nghiệp vụ (*)

Posted by bauxitevn trên 09/06/2011

Ngày đăng: 2011-06-07 23:10:33
Lượt xem: 16

Ý tưởng về một trường sư phạm phải là trường dạy nghề không có gì mới. Hồ Ngọc Đại là người đầu tiên ở Việt Nam đã nói điều đó ở đúng chương mở đầu cuốn sách Bài học là gì? (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1986, 2010). Chương sách đó có tên "Vẫn chưa có trường sư phạm", và chỉ riêng cái vẻ như "nói không với thành tích sư phạm" như thế đã đủ để gây nên biết bao tranh cãi một thời.

Nói cho công bằng, có những phản ứng lại với nhận xét của Hồ Ngọc Đại cũng là chính đáng thôi. Vì trong năm sáu chục năm, những điều ngành Giáo dục đã gây dựng được trong ngạch sư phạm thật quá to lớn. Bây giờ đây, hình như chúng ta đã có tới trên dưới một trăm trường sư phạm. Nhưng mừng cho thành tựu to lớn đó về số lượng thì cũng lo cho nó về chất lượng. Chỉ một chi tiết sau đủ nói nhiều điều. Đã biết bao nhiêu năm, ngành Giáo dục có một câu nói đi nói lại như thành khẩu hiệu "Sư phạm đi trước một bước". Thế nhưng, đã có khi nào sư phạm đi trước được một bước? Và nếu có đi trước, thì cái "bước" ấy là bước gì và cách đi của cái "bước" ấy như thế nào?

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Leave a Comment »

Những câu hỏi của một bé gái 6 tuổi

Posted by bauxitevn trên 05/06/2011

Hoàng Hưng

imageSáng nay, một cô giáo tiểu học hiền lành, bạn của các con tôi, tới thăm gia đình. Vừa xong màn chào hỏi, cô nói ngay: “Cô chú ơi, có chuyện này thật khó tin, cháu muốn cô chú nghe.”

Chuyện về con bé con của cô giáo, mới 6 tuổi. Đó là chuyện xảy ra buổi sáng ngày 2 tháng 6, sau ngày Thiếu nhi Quốc tế. Sáng hôm ấy, cô đang lúi húi nấu ăn thì con bé cầm tờ báo Tuổi Trẻ tập đọc các tít như thói quen hàng ngày của cháu. Cháu bỗng la lên và chạy tới chỗ mẹ: “Mẹ ơi, con sốt ruột quá! Mẹ ơi!” Hỏi sốt ruột chuyện gì, thì cháu cầm tờ báo lên đọc: “Mẹ nghe nè! Tàu Trung Quốc bắn phá ngư dân Việt Nam. Tham vọng Trung Quốc tại Biển Đông.” Thường ngày, trong gia đình cô giáo chẳng hề nói chuyện chính trị chính em (cũng là thói thường của đa số gia đình Việt Nam lâu nay, chuyện chính trị là cái gì rất xa lạ, của ai đó lo, vả lại còn rất nguy hiểm, dễ bị vạ). Nhưng cô giáo nhớ là đôi lần, con bé, sau khi tập đọc báo, có hỏi: “Mẹ ơi, tại sao Trung Quốc lại muốn chiếm nước mình hả mẹ?”. Coi là câu hỏi trẻ thơ, cô cũng chỉ trả lời quấy quá, rồi gạt đi với câu nói quen thuộc: “Đó là chuyện người lớn, con nít không cần biết.”

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Leave a Comment »

Từ “HAI KHÔNG” đến “MỘT CÓ”!

Posted by bauxitevn trên 05/06/2011

Mạc Văn Trang

Tôi quá vui mừng khi đọc bài Độc đáo hộp thư “Những điều em muốn nói” trên báo Dân trí online. Đó là “hộp thư” do các thày cô ở hai trường tiểu học An Bình và Trà Nóc 1 (Cần Thơ) lập ra để cho các trò nhỏ của mình “có điều gì muốn nói” thì viết bỏ vô… Giản dị thế thôi! Vậy mà tôi có cảm giác như đang đi trong môi trường giáo dục đầy ô nhiễm, ồn ào, bụi bặm… bỗng gặp một giếng nước mát lành!

Tôi đến Cần Thơ vào cuối năm ngoái, có ghé vô mấy trường thấy những khẩu hiệu “quyết tâm thực hiện hai không”, “phấn đấu xây dựng nhà trường thân thiện”, “Mỗi thày, cô giáo phấn đấu là một tấm gương đạo đức và tự học”… vẫn đỏ trên các bức tường, nhưng xem ra mọi phong trào như gió lướt qua, thực trạng giáo dục đâu vẫn hoàn đó: áp đặt, giả dối, nhàm chán… Vậy mà nay tại Cần Thơ lại nhú lên một mầm non xanh tươi của giáo dục!

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Leave a Comment »

Đối thoại Nguyên Ngọc – Vũ Thành Tự Anh “Vóc dáng tự do , tinh thần độc lập”

Posted by bauxitevn trên 15/05/2011

Nguyễn Thu Phương

Tạp chí Tinh hoa

clip_image002“Triết lý giáo dục, nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Với nền giáo dục này, chúng ta muốn đào tạo nên những con người như thế nào đây? Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, hay đào tạo nên những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo…”. Đây là những lời mở đầu cho cuộc đối thoại giữa nhà văn Nguyên NgọcTiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (Phó giám đốc phụ trách chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright Việt Nam) về sự vận động của giáo dục Việt Nam thế kỷ XXI – Một hình dung về con người cân đối hài hòa giữa thể chất và trí tuệ, với bản lĩnh tư duy độc lập để lựa chọn đường đi cho chính mình.

Một nền giáo dục tự do

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Leave a Comment »

Vai trò của trường Đại học Sư phạm trong việc đổi mới giáo dục phổ thông – nhìn từ mô hình trường Trung học Thực hành

Posted by bauxitevn trên 12/05/2011

Hoàng Dũng

imageMười năm trước, Hội Ngôn ngữ học TP Hồ Chí Minh hoàn tất Đề án về Chương trình tiếng Việt ở trường phổ thông do PGS Cao Xuân Hạo chủ biên và hai đồng tác giả là PGS TS Bùi Mạnh Hùng và tôi. Đây là một công trình hoàn toàn không nhận một xu của Nhà nước. Đề án được gửi cho Viện Nghiên cứu Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và các cấp cao hơn nữa. Kết quả là một sự im lặng tuyệt đối: người ta thậm chí không có một lời hồi âm rằng đã nhận được.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nghe tin liền mời lãnh đạo Hội và nhóm tác giả đến nhà để trao đổi. Ông cùng một vài chuyên gia, chỉ ngồi nghe, thỉnh thoảng mới hỏi những câu cần thiết. Cuối buổi, ông còn thân tình nói: “Tôi thấy vấn đề thật lớn và khó, cho nên còn muốn tìm hiểu thêm. Xin các anh thu xếp để cho tôi được nghe thêm nữa.”

Chừng nửa tháng sau, ông lại mời chúng tôi đến nhà. Lần này, còn có thêm ông Trương Song Đức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo lúc đó. Ông lại chăm chú ngồi nghe. Kết thúc cuộc trao đổi, ông kết luận: “Cần phải thực nghiệm”. Và quay sang Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trương Song Đức, ông hỏi: “ Sở Giáo dục và Đào tạo có thể tổ chức thực nghiệm được hay không?”. Ông Đức trả lời thẳng thắn: “Thưa không. Luật giáo dục không cho phép”.

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Leave a Comment »

Lạ lùng: “Tiến sĩ 6 tháng” lên làm… Thứ trường

Posted by bauxitevn trên 07/05/2011

Bằng giả ư? Ngày xưa dưới thời phong kiến tội này nhẹ nhất cũng khép vào giảo giam hậu (bị thắt cổ nhưng còn giam lại chờ cứu xét sau), vì người được giao chức trách “trị dân” phải có sở học thật căn bản, mà tìm cách chạy bằng giả thì tức là kẻ thiếu học, hay nặng lời hơn một chút thì thường mắng nhau là vô học. Dem cái vô học ra trị dân đương nhiên sẽ làm dân chết ngắc. Ông vua được gọi là anh minh tất thông hiểu đạo lý “dĩ dân vi bản”, nên không thể không nghiêm trị kẻ thiếu/vô học ấy, đã thiếu mà lại còn dám qua mặt nhà vua. Nhưng bây giờ Đảng không trị tội chắc bởi thấy sở học chẳng cần thiết cho công tác đảng, chỉ cần nắm được lập trường quan diểm là đủ. Thế thì ông Ngọc lên chức rõ là do lập trường quan điểm vững chứ đâu phải nhờ có cái bằng dỏm. Thôi thì hãy bỏ qua cho ông để ông về treo bằng lên tường cho vui cửa vui nhà.

Bauxite Việt Nam

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Leave a Comment »

Mắc lỗi trong việc đánh giá người học người dạy?

Posted by bauxitevn trên 04/05/2011

Phùng Hi

1. Đánh giá người học

imageSuốt quãng đời đi học, học sinh ở Việt Nam được đánh giá ở hai mặt: học lực và hạnh kiểm.

Về đánh giá học lực, xin bàn ở cấp trung học phổ thông. Học sinh cấp học này ở độ tuổi mười lăm, độ tuổi ham quan sát, tìm hiểu, học tập, nhận xét mọi sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh. Nói như thầy Khổng: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học” (Ta mười lăm tuổi là có chí về học). Chữ “học” ở đây không chỉ gói gọn trong các môn học mà ngành giáo dục xếp đơn thuần năm bậc: giỏi, khá, trung bình, yếu và kém. Đánh giá việc học như vậy tưởng chừng chặt chẽ, sát sao nhưng xét bề rộng thì chưa đủ mà bề sâu thì chưa tới. Vì bề rộng chưa đủ nên hiện nay chúng ta “chữa cháy” bằng những buổi học kỹ năng sống, hướng nghiệp, sức khỏe sinh sản v.v … và gọi bằng cái tên thô thiển “Tiết học ngoài giờ lên lớp”, kèm theo đó người dạy rất lôm côm trong lĩnh vực mình đang trình bày trước học sinh.

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Leave a Comment »

Truyền thông lịch sử: không thể cứ “dạy chay” và “đóng hộp”

Posted by bauxitevn trên 02/05/2011

Hồ Quang Lợi

clip_image002

Ông Hồ Quang Lợi.

 

LTS. Là nhà báo kỳ cựu (Phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân, Tổng biên tập Hà Nội mới), ông Hồ Quang Lợi hiện trên vai trò trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến truyền thông lịch sử, văn hóa trong bối cảnh thông tin trên mạng tràn lan, nhiều khi lấn át thông tin chính thống… Nhân kỷ niệm 36 năm ngày thống nhất đất nước, ông đã bày tỏ một số băn khoăn về nhận thức lịch sử của thế hệ trẻ và nhấn mạnh “bản thân các em không có lỗi”.

Không thông tin một chiều, áp đặt

Đất nước ta đang ở giai đoạn hội nhập mạnh mẽ, trong ngoài đều có nhiều làn sóng thông tin tác động mạnh. Các giá trị văn hóa, lịch sử luôn đứng trước sự xô đẩy nhiều chiều của những cơn bão thông tin, những con sóng ngoại lai. Trong chừng mực nào đó, nếu một đất nước, một dân tộc không biết gìn giữ, bảo vệ đúng cách và hiệu quả, những con sóng thông tin nguy hiểm và không chính thống vẫn có thể làm chao đảo con thuyền chuyên chở những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn đời tưởng như bất biến. Chúng ta không thể không thấy rằng, thường thì đối tượng chịu tác động nhất ở đây chính là những người trẻ – những công dân của thời đại công nghệ thông tin và đại dương hội nhập mà những sự biến xảy ra gần đây ở Bắc Phi, Trung Đông là ví dụ nhãn tiền!

Với cung cách giáo dục truyền thống, truyền thông lịch sử, văn hóa như chúng ta đang làm, có những cái tốt, nhưng cũng bắt đầu bộc lộ một số bất cập. Lịch sử, văn hóa dân tộc sẽ không còn hấp dẫn ở mức cần thiết với lớp trẻ, khi những thông tin không chính thống bên ngoài lấn át vì chúng có vẻ “hấp dẫn hơn”, “hay hơn”, thậm chí là những thông tin được thêu dệt có mục đích, nửa hư nửa thực, không cần đúng sai miễn là gây được tò mò!

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Leave a Comment »

Chiếc búa lớn hơn

Posted by bvnpost trên 13/04/2011

Theo Kỷ yếu Humboldt 2010, NXB Tri thức, Hà Nội 2011

Pierre Darriulat

clip_image001  

Hơn 10 năm nay, GS Pierre Darriulat sống ở Việt Nam và dành rất nhiều thời gian cho các sinh viên

 

Ở Việt Nam, tôi được biết về các loại gỗ mới, cứng như thép. Để đóng một cái đinh lên chúng, bạn cần phải đập hết lần này đến lần khác mà vẫn khó nhận thấy sự dịch chuyển. Mỗi nhát búa chỉ làm nó nhích vào thớ gỗ ít hơn một milimet, và mỗi lần đập lại là một lần chiếc đinh có nguy cơ bị quằn đi. Ở Việt Nam, tôi đã học được ý nghĩa của cụm từ "dần dần từng bước một".

Cách đây mười một năm, trước khi đến Việt Nam, tôi không biết về gỗ lim. Tôi chỉ biết về bạch dương và vân sam. Để đóng một cái đinh vào thân gỗ chắc như hai loại gỗ này, bạn chỉ cần đặt đinh đúng vị trí, với một góc thích hợp, giữ chặt nó giữa ngón cái và ngón trỏ và đóng bằng một nhát búa duy nhất. Thật thú vị khi cảm nhận chiếc đinh đâm thẳng vào thớ gỗ. Vô tình thay, nhát búa thứ hai sẽ gắn chiếc đinh vào thớ gỗ mãi mãi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tôi lại được biết về các loại gỗ mới, cứng như thép. Để đóng một cái đinh lên chúng, bạn cần phải đập hết lần này đến lần khác mà vẫn khó nhận thấy sự dịch chuyển. Mỗi nhát búa chỉ làm nó nhích vào thớ gỗ ít hơn một milimet, và mỗi lần đập lại là một lần chiếc đinh có nguy cơ bị quằn đi. Ở Việt Nam, tôi đã học được ý nghĩa của cụm từ "dần dần từng bước một".

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Leave a Comment »

Vì một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại

Posted by bvnpost trên 30/03/2011

Hoàng Tụy

19 giờ ngày 24/3/2011, đúng 86 năm ngày giỗ danh sĩ Phan Châu Trinh, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2010 đã diễn ra tại Khách sạn Rex (114 Nguyễn Huệ, Q.1, TP HCM), dưới sự chủ trì của nguyên Phó Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Bình – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh.

Năm nay, giải thưởng được trao cho 6 tác giả: Giải giáo dục dành cho GS Hoàng Tụy – tác giả của 149 công trình về các lĩnh vực hàm thụ, giải tích lồi và lý thuyết tối ưu cùng 3 chuyên khảo lớn được xem là kinh điển về tối ưu toàn cục.

clip_image002  

Từ trái sang: Kevin Bowen, Nguyễn Đôn Phước, Ivo Vasiljev, Nguyễn Thị Bình, Hoàng Tụy, Lại Nguyên Ân, Phạm Văn Thiều

 

Giải nghiên cứu dành cho nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân với những công trình nghiên cứu văn học Việt Nam nhất là những tập sưu khảo công phu về tác phẩm của học giả nổi tiếng Phan Khôi.

Hai dịch giả được trao giải dịch thuật là Phạm Văn Thiều với những tác phẩm phổ biến tri thức khoa học vật lý, thiên văn, toán học và Nguyễn Đôn Phước với các đầu sách kinh điển về kinh tế.

Giải Việt Nam học dành cho GS người Mỹ Kevin Bowen, học giả và nhà thơ có trái tim hết mực nhân hậu, người mạnh dạn mở đường cho công cuộc hòa giải Mỹ-Việt bằng những đột phá đầu tiên từ văn hóa, văn học, và GS người CH Czech Ivo Vasiljev, người công bố nhiều nghiên cứu giá trị về ngữ pháp Hán – Việt và di sản Việt cổ, đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về ngữ pháp Hán – Việt trong tiếng Việt chuẩn hiện đại.

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh được trao từ năm 2008 (do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh phối hợp với Khoa Quốc tế – ĐH Quốc gia Hà Nội khởi xướng), đến nay đã trải qua ba lần, luôn luôn hướng về một mục tiếu duy nhất: biểu dương, khuyến khích những tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nhằm góp phần vào việc “khai dân trí, chấn dân khí, phục dân chí, hậu dân sinh” là những phương châm mà nhà cách mạng Phan Châu Trinh đề xuất từ hơn 100 năm trước nhưng chưa kịp hoàn thành.

Dưới đây, xin mời quý độc giả đón xem bài diễn từ của GS Hoàng Tụy đọc trong lễ trao giải, nói về những vấn đề đang nổi cộm trong tình hình giáo dục Việt Nam trước mắt.

Nguyễn Huệ Chi

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Leave a Comment »

Mấy mẩu ký ức về Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn

Posted by bvnpost trên 27/03/2011

Hoàng Dũng

clip_image002  

Thầy Nguyễn Tài Cẩn đọc thơ. Sài Gòn ngày 19/12/2008

 

1. Đúng ba mươi năm trước, lớp cao học của chúng tôi học môn Phương pháp nghiên cứu do thầy đảm trách. Học trò đạp xe đến nhà thầy để học. Đó là một ngôi nhà ở khu chợ trời Hòa Bình. Muốn đến nhà đôi khi phải luồn lách qua cái chật chội và ồn ào chợ búa. Nhà có cái cổng sắt, không có chuông. Khách đến, quen lệ cứ việc lay cái xích sắt khóa cổng, chủ nhân nghe thấy sẽ ra đón. Bên vách nhà sát cổng còn có một dòng chữ viết bẳng gạch non, nét vụng về, chắc của trẻ con, mà chủ nhân cứ mặc kệ, không xóa: “Nhà này có Tây”. Nhà trồng một cây ngọc lan cổ thụ, cành lá che rợp sân. (Năm 1986 cô Nona dạy lớp nghiên cứu sinh chúng tôi, gần như buổi học nào cô cũng lấy từ túi xách ra tặng mỗi đứa một phong bì tự làm bằng giấy báo – hồi đó khó khăn, kiếm một cái phong bì tử tế hay giấy trắng để làm phong bì là chuyện không dễ – trong có vài bông hoa ngọc lan.)

Chỉ buổi đầu tiên là đầy đủ học trò, sau đó thầy chia hai ba người vào một nhóm, mỗi nhóm học một buổi riêng. Chúng tôi đứa nào cũng hăm hở, lấy giấy bút ra ghi lời thầy giảng. Thầy thủng thẳng pha trà mời chúng tôi, rồi bắt đầu câu chuyện. Phải, chỉ là chuyện. Chúng tôi nghe, thỉnh thoảng lại hỏi thầy. Và không biết từ bao giờ, giấy bút thành ra thừa thãi. Chỉ là trò chuyện chơi thôi.

Thầy nói về những vấn đề lý thú trong ngôn ngữ học; những gì người ta đã giải quyết và những gì đang còn dang dở. Thầy cũng không nói thẳng cần phải làm gì, cách thức như thế nào. Nhưng chuyện nào cũng đầy sức gợi ý. Qua dăm ba bữa “trò chuyện” với thầy, chúng tôi nhóm nào cũng nảy ra đề tài và thực sự bắt tay vào nghiên cứu. Bài báo đầu tiên của tôi đăng tạp chí Ngôn ngữ là kết quả của khóa học như thế. Cho đến nay, tôi chưa thấy ai dạy như thầy Nguyễn Tài Cẩn.

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Leave a Comment »

Vài tiểu khúc về thầy tôi

Posted by bvnpost trên 26/02/2011

GS Đinh Văn Đức

imageCách đây năm năm, vào dịp GS Nguyễn Tài Cẩn, nhà khoa học và văn hóa, bậc trưởng lão nổi tiếng của Ngôn ngữ học nước nhà, tròn bảy mươi tuổi, tôi có viết một bài nhỏ: *Thầy tôi* để kính thầy. Năm nay (2000), thầy bảy mươi lăm tuổi, vừa có vinh dự được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học. Dịp này cũng đúng lúc ngành Ngôn ngữ học trường ta sắp kỷ niệm bốn mươi lăm năm hoạt động. Tôi muốn viết đôi lời để mừng tiếp. Tuy nhiên, cảm xúc không thể lặp lại cho nên tôi coi bài viết lần trước là tiểu khúc thứ nhất, và lần này là tiểu khúc thứ hai. Và cũng xin mượn lời PGS Mã Giang Lân:

“Cuộc vui nhớ buổi hôm nay,

Chén mừng xin hẹn ngày thầy tám mươi”

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Leave a Comment »