Mai Thanh Hải Viết cho hai con gái Mai Trần Tường Linh, Mai Trần Thục Linh Con gái yêu của Ba! Tháng 2-2009: Con gái yêu của Ba tròn 8 tuổi và đã học đến lớp 2. Con chỉ biết, những ngày này là qua Tết Nguyên đán Kỷ Sửu và mới phải đi học nhưng con vẫn dậy sớm đến trường và thánh thót khoe với Ba Mẹ những điểm 9-10 sau mỗi ngày tới trường từ sáng đến tối. Xung quanh con lúc này, chỉ có những bài học; những phút vui cùng bạn bè, cô giáo ở ngôi trường giữa lòng Hà Nội xanh ngắt cây lá và ngập tràn sắc màu xanh đỏ của những bé con má đỏ, môi hồng…; xung quanh con là đầy đủ, no ấm và con chỉ phụng phịu mỗi khi Ba Mẹ tắt ti vi trong giờ ăn, không để con dán mắt vào màn hình chiếu Clip quảng cáo, hay phim dành cho thiếu nhi, nhan nhản trên truyền hình cáp… Tháng 2-1979: Ba cũng tròn 8 tuổi và cũng học lớp 2 như con bây giờ. Hồi ấy, ông nội của con mới phục viên sau hơn 10 năm chiến đấu trong binh chủng tên lửa của Quân đội nhân dân Việt Nam (1965-1978) và cũng theo chân những đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn trong năm 1975. |
Archive for the ‘Giáo dục’ Category
Nói với con về ngày 17-2-1979
Posted by bvnpost trên 20/02/2011
Posted in Giáo dục | Leave a Comment »
Tản mạn học tại chức
Posted by bvnpost trên 17/02/2011
Posted in Giáo dục | Leave a Comment »
Vong bản từ đâu?
Posted by bvnpost trên 12/02/2011
(Mạn đàm cùng nhà Sử học Dương Trung Quốc) Hà Sĩ Phu
Lâu nay, trò chuyện với bạn bè ở Đà Lạt tôi thường đề cập đến sự thăng trầm của “Phẩm chất con người Việt Nam”, vì không hiểu điều này sẽ không cắt nghĩa nổi những dao động lịch sử, lúc như sóng cồn, lúc trơ lỳ, của xã hội Việt Nam hơn một thế kỷ nay. Theo tôi, phẩm chất con người Việt Nam đạt đỉnh cao nhất ở nửa sau của thời kỳ Pháp thuộc. Còn đoạn lõm thấp nhất, bị tha hoá tệ hại nhất là ở nửa sau của cuộc “Cách mạng Vô sản”, tức chính là những năm tháng hiện nay. Nói khác đi, những thế hệ sống trọn thế kỷ 20, vắt sang đầu thế kỷ 21 đã có may mắn được chứng kiến cả điểm cực đại và cực tiểu của sự dao động suốt 4000 năm lịch sử, một giai đoạn độc đáo khó có lần lặp lại. |
Posted in Giáo dục | Leave a Comment »
Mạn đàm về Đại học Việt Nam
Posted by bvnpost trên 10/02/2011
Đoàn Thanh Liêm & Phạm Xuân Yêm
1- Triết học không phải là một giáo điều Đại cương, sinh viên ngành triết học được hướng dẫn về phương pháp suy luận và cách thức đặt vấn đề nhằm tìm hiểu sự thật trong cuộc sống nội tâm, cũng như khám phá ra những quy luật vận hành của xã hội, của vũ trụ nhân sinh. Triết học cũng trình bày cho sinh viên hiểu biết được lịch sử phát triển về tư tưởng và nhận thức của con người, nhờ vào những tìm kiếm nhẫn nại không ngừng của các triết gia tại Đông cũng như Tây phương, liên tục từ biết bao năm trường. Nói chung, môn triết học cung cấp cho chúng ta một chân trời luôn mãi mở rộng, một viễn tượng toàn cầu, một tầm nhìn thật là bao quát và thông thoáng. Đó là kim chỉ nam, tấm bản đồ giúp cho con người hướng thượng để đi tới mãi trong cuộc hành trình lâu dài của mỗi cá nhân, cũng như của toàn thể cộng đồng nhân loại, mà không sợ bị lạc lối trong cái mê hồn trận của cuộc sống mỗi ngày một thêm phức tạp xáo động trong xã hội ngày nay. |
Posted in Giáo dục | Leave a Comment »
Lấy oán báo oán, oán oán trập trùng (Hay là: “Lại một nỗi buồn mang tên Giáo Dục Đào Tạo”)
Posted by bvnpost trên 18/01/2011
Nguyễn Thượng Long
Khi ông Nguyễn Sỹ Khiêm Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn Hà Đông Hà Nội bị cô Hằng nhân viên thư viện của trường thuê một tốp thanh niên lạ mặt tấn công ông trên đường ông đến trường để đọc diễn văn nhân dịp 40 năm ngày thành lập trường, tôi đang có mặt trên cao nguyên Đà Lạt. Tin dữ đến với tôi thật bất ngờ trong một chiều mưa Liang Biang thật buồn. Lúc đó tôi đang thai nghén bài viết “Đừng sợ”. Có thể nói sức “Hot” của sự kiện này buộc tôi phải xếp lại những lan man vô định chưa biết sẽ chấm dứt thế nào cho bài viết quan trọng và dang dở này. Trở về khách sạn Thanh Hằng, tôi phóng bút viết “Thư 20 / 11 / 2010” và lập tức cho xuất hiện trên các trang mạng. Trong bài viết đó, tôi đã bung ra tất cả những khả năng có thể là nguyên nhân đã làm bùng nổ sự kiện đặc biệt này. Từ đó đến nay, tôi luôn canh cánh một nỗi niềm như một sự mắc nợ và chưa biết sẽ tiếp cận vụ việc này theo một đường hướng nào thì tôi liên tiếp nhận được nhiều tin nhắn qua điện thoại có những nội dung liên quan đến vụ bạo hành. Và đây là một cuộc trao đổi bằng tin nhắn giữa tôi và một người lạ mặt được giới thiệu là thầy học cũ của cô Lê Thị Thu Hằng, người đang được mô tả là thủ phạm đã gây ra vụ tấn công bằng vũ lực tới ông Nguyễn Sỹ Khiêm thủ trưởng của cô ta: |
Posted in Giáo dục | Leave a Comment »
Đại sứ Mỹ Michael Michalak: Thách thức lớn nhất của Việt Nam là giáo dục
Posted by bvnpost trên 08/01/2011
Việt Anh SGTT.VN – Trong buổi gặp gỡ chia tay với báo giới chiều 6.1 tại Hà Nội, nhân kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam, đại sứ Mỹ Michael Michalak nhấn mạnh, nếu phải chọn một thách thức được coi là ưu tiên nhất cần phải khắc phục của Việt Nam thì ông cho rằng đó chính là giáo dục. Đại sứ Mỹ tin rằng, để có một hệ thống giáo dục đạt đẳng cấp thế giới là thách thức lớn nhất của Việt Nam. Ông nói, cho dù bạn nêu ra bất cứ thách thức gì về kinh tế, hạ tầng, hệ thống phát triển chính trị thì đều cần những người có năng lực trí tuệ, cần có các công cụ để phân tích, nêu ra giải pháp. “Thực sự là chúng ta đang đi vào kỷ nguyên của kinh tế tri thức và vì vậy chúng ta cần một nền giáo dục tốt”. Một trong những điều ông tiếc nhất mà chưa làm được trong nhiệm kỳ tại Việt Nam cũng liên quan đến giáo dục, đó là chưa hỗ trợ để thành lập được trường đại học kiểu Mỹ tại Việt Nam. Dự định sẽ rời Việt Nam vào cuối tháng một này, đại sứ Michalak miêu tả 3 năm rưỡi ở Việt Nam của ông đã thành công mỹ mãn, với việc làm sâu sắc thêm lòng tin, tình hữu nghị và mở rộng quan hệ hai nước. Đặc biệt, ông đánh giá trong 2010, khi hai nước kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao thì “quan hệ Việt – Mỹ đã biến chuyển thành quan hệ đối tác sống động, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác, mang lại lợi ích to lớn cho nhân dân hai nước”. |
Posted in Giáo dục | Leave a Comment »
Trí thức “Phò Sino”
Posted by bvnpost trên 01/01/2011
Lẩm Cẩm Lão Gia Với người Việt Nam đương đại thì mọi người không lạ gì với cụm từ “Trí thức phò Chính thống”! Nhưng hôm nay, người Việt Nam có thể biết thêm một loại trí thức khác. Đó là “Trí thức Phò Sino”! Đọc bài “Giáo sư Nguyễn Huy Quý có phải là nhà Trung Quốc học?” của tác giả Đinh Kim Phúc đăng trên mạng http://www.boxitvn.net/bai/15446 Lẩm Cẩm Lão Gia tôi bàng hoàng. Bàng hoàng bởi sự thiển cận và ấu trĩ của vị “học giả” Giáo sư Nguyễn Huy Quý này. [….Unlike other ASEAN countries, Vietnam and China have the same cultural origins. China has 56 ethnic groups, Vietnam has 54. And there are 10 to 20 cross-nation ethnic groups along the borders. What is more, both countries are led by a Communist Party. These commonalities are very important. It is like the special relationship the US has with the UK, different from other European countries. It is not just that the US and the UK are politically close, they share ethnic roots. Likewise, Vietnam and China enjoy a special relationship. Historically, there has been some discord, but that does not invalidate the special relationship…] |
Posted in Giáo dục | Leave a Comment »
Tâm sự với Thầy – GS Nguyễn Huy Quý – một nỗi buồn…
Posted by bvnpost trên 31/12/2010
Hà Văn Thịnh – Đại học Khoa học Huế
Thưa Thầy! Em xin tự giới thiệu em là là Hà Văn Thịnh, cựu sinh viên G18, chuyên ngành Lịch sử Thế giới, Đại học Tổng hợp Hà Nội (1973 -1977). Nói như thế để Thầy thấy rằng em là học trò đích thực do chính các thầy đào tạo ra. Em không phải là người giỏi nhưng chắc chắn là người có hiểu biết ít nhiều về Trung Quốc – nhất là từ khi em được Thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Hồng tận tình cưu mang, chỉ bảo… Em vô cùng buồn và xót xa khi đọc bài viết của tác giả Đinh Kim Phúc (BVN, 30.12.2010). Em không biết ông Đinh Kim Phúc là ai nhưng em nghĩ (và rất tin) đó là một người có trình độ hiểu sâu, hiểu đúng các vấn đề về lịch sử Trung – Việt. Do vậy, lẽ ra em phải đọc bài viết của Thầy để kiểm chứng nhưng nói thật rằng em không đủ can đảm để đọc nó vì nghĩ rằng sẽ đớn đau nhiều lắm… Chúng em ai cũng biết Thầy đi học ở Trung Quốc về và dĩ nhiên là biết thế nào cái ngon, cái tuyệt của bánh bao, vịt quay Bắc Kinh, sủi cảo Hàng Châu… Thế nhưng, giữa những điều vĩ tuyệt của nền văn minh Trung Hoa và chủ nghĩa bành trướng, bá quyền độc tàn của họ là cả một khoảng cách thật xa vời. Em còn nhớ Thầy đã dạy chúng em (chuyên đề Trung Quốc học) rất rõ rằng bản chất của tư tưởng Đại Hán là điều không thể thay đổi được, rằng mối thâm thù – mâu thuẫn hàng ngàn năm không giải quyết được thì cũng sẽ không thể nào giải quyết được trong vài năm, rằng chừng nào họ còn có ý định thôn tính một phần hay toàn bộ đất nước ta thì chừng đó phải luôn cẩn trọng, giữ gìn… Những cái “rằng” bát ngát của tư duy và hiểu biết đó cho chúng em đi đúng con đường mà những người Thầy đáng kính như Thầy đã chỉ ra. Thế mà, tại sao bỗng dưng những điều Thầy đã dạy ngày nào so với hôm nay lại khác nhau như đêm và ngày? Em không hiểu vì quả thật, trong muôn nỗi phức tạp của đời thường, sự nhố nhăng của cái gọi là “khoa học lịch sử” thời nay; em đau xót thật sự vì không biết đặt niềm tin vào đâu, ai đúng, ai sai, như thế nào là khoa học…? |
Posted in Giáo dục | Leave a Comment »
Các cách hủy hoại nền đại học
Posted by bvnpost trên 25/12/2010
GS Nguyễn Tiến Dũng Các đại học là các “vườn ươm tri thức” của nhân loại. Nó vừa là nơi đào tạo ra đội ngũ trí thức và chuyên gia cao cấp cho xã hội, vừa là nơi hình thành và phát triển các tri thức cơ bản mới của xã hội loài người trong mọi lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên và công nghệ cho đến nhân văn nghệ thuật cho đến chính trị và kinh tế, giúp cho toàn xã hội phát triển. Nếu như thời trung cổ trên thế giới chỉ rải rác có vài trường đại học, thì ngày nay đã có hàng nghìn trường đại học lớn xuất hiện, góp phần đưa thế giới vào kỷ nguyên đại đồng với nền kinh tế dựa trên hiểu biết. Để có thể đảm nhiệm đúng nghĩa hai sứ mệnh đào tạo và nghiên cứu đem lại lợi ích cho toàn xã hội của mình, hệ thống đại học cần có được sự tụ hợp của nhiều điều kiện thuận lợi trong một quá trình phát triển lâu dài. Tuy nhiên, trong lịch sử, hệ thống đại học không phải lúc nào cũng có được những điều kiện thuận lợi để phát triển, mà trái lại, luôn có các thế lực hay chính sách vì cố tình hay vô ý đã và đang hủy hoại nền đại học. Trong bài viết này, tôi muốn điểm qua một số cách hủy hoại đại học tiêu biểu nhất đã từng được áp dụng. Tôi sẽ chủ yếu bàn về thế giới ngoài Việt Nam, và qua đó ta có thể chiêm nghiệm so với với Việt Nam. |
Posted in Giáo dục | Leave a Comment »
Đừng “bóp chết từ trong trứng”
Posted by bvnpost trên 28/10/2010
Posted in Giáo dục | Leave a Comment »
Giáo dục Hà Tĩnh lâm nguy sau lũ
Posted by bvnpost trên 25/10/2010
Phan Chính (Tamnhin.net) – Hai trận lũ liên tiếp, đã làm cho ngành giáo dục Hà Tĩnh gặp vô vàn khó khăn, trường lớp chìm trong biển nước, cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy hư hỏng. Trao đổi với PV Tamnhin.net, ông Nguyễn Trí Hiệp, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, ông vừa có chuyến thị sát tình hình lũ lụt tại một số địa bàn cho chúng tôi biết: “Toàn tỉnh có trên 400 trường học bị ngập, cho đến hôm nay (21/10), nhiều trường vẫn còn chìm trong biển nước, Hương Khê và Vũ Quang là 2 huyện chịu thiệt hại nặng nhất. Sách vở của học sinh cũng như trang thiết bị dạy học của các trường trong vùng lũ hầu như không còn”. Hiện tại học sinh trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn chưa thể trở lại trường học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Phòng Giáo dục các huyện, các cơ sở trực thuộc điều động giáo viên, nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó, phấn đấu khắc phục hậu quả một cách nhanh nhất có thể để đón học sinh trở lại trường. Một số trường không bị ngập trong đợt lũ này đã cử giáo viên đến những trường khác bị lũ lụt cùng nhau khắc phục hậu quả, đây là một nghĩa cử cao đẹp, cùng nhau chia sẻ những lúc khó khăn, hoạn nạn của cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục Hà Tĩnh. |
Posted in Giáo dục, Thiên tai | Leave a Comment »
"Chào lớp 1" – Chào một cách tư duy mới!
Posted by bvnpost trên 04/10/2010
Posted in Giáo dục | Leave a Comment »