Phỏng vấn ông Mai Thái Lĩnh về vấn đề sửa đổi hiến pháp và trưng cầu dân ý Duy Ái – VOA Thứ Ba, 01 tháng 3 2011 Trước và sau Đại hội XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam có hai sự kiện đáng chú ý. Một mặt, ông Đinh Thế Huynh, người đã từng là Tổng biên tập báo Nhân Dân, nay là ủy viên Bộ chính trị phụ trách mảng tư tưởng – văn hóa, đã thay mặt giới lãnh đạo đương quyền tuyên bố rằng "Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng". Mặt khác, báo chí trong nước đã đăng tải nhiều bài viết nói về vấn đề sửa đổi hiến pháp. Trong các bài viết này có hai bài được nhiều người chú ý bàn luận là bài trả lời phỏng vấn của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về việc sửa hiến pháp và bài "Từ phúc quyết Hiến pháp đến trưng cầu chính sách” của Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Phương. Gần đây nhất, ngày 10-2-2011, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường tuyên bố: “Đây là thời điểm chín muồi để sửa đổi Hiến pháp 1992.” Các nhà quan sát cho rằng việc bàn luận rộng rãi và cởi mở về việc nên sửa đổi hiến pháp như thế nào để người dân có thể thật sự là người làm chủ đất nước là một diễn tiến tích cực cho mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về việc này, đài VOA đã tiếp xúc với ông Mai Thái Lĩnh, cựu Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt (1989-1994), và được ông cho biết một số ý kiến như sau. VOA: Xin ông cho biết sơ qua về những hoạt động của nhà chức trách VN liên quan tới vấn đề sửa đổi bản hiến pháp 1992, và theo ông, đâu là nguyên do làm cho việc này trở thành một việc bức thiết?
Mai Thái Lĩnh: Trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây, ông Nguyễn Văn An, người đã từng là ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN hai khóa (8 và 9), và là cựu Chủ tịch Quốc hội (2001-2006), đã phát biểu như sau: “Trước tiên tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi mà vẫn chưa đạt yêu cầu. Nếu tính từ năm 1946 đến 1992 là 46 năm, ta đã sửa đổi lớn 3 lần vào các năm 1959, 1980 và 1992. Đó là chưa kể nhiều lần chúng ta sửa đổi nhỏ khác.” Ông nhận xét: “… tôi cho rằng các lần sửa đổi Hiến pháp sau này có một vài vấn đề cốt lõi lại xa rời hoặc lại không rõ ràng bằng Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.” (Tuanvietnam.vietnamnet.vn) |
Archive for the ‘Hiến pháp’ Category
Hiến pháp Việt Nam cần được sửa đổi một cách căn bản
Posted by bvnpost trên 04/03/2011
Posted in Hiến pháp | Leave a Comment »
Cựu Chủ tịch Quốc hội: Ba vấn đề cốt lõi khi sửa Hiến pháp
Posted by bvnpost trên 12/02/2011
Nguyễn Văn An Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An hi vọng lần sửa đổi Hiến pháp này sẽ bàn kĩ 3 vấn đề cốt lõi: Dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp để đúng nghĩa là người chủ đất nước; Quyền của nguyên thủ quốc gia cần được tập trung hơn; Phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước cần được cân bằng hơn để phòng ngừa lạm quyền và thoái hóa quyền lực.
LTS: Văn kiện Đại hội Đảng XI vừa qua đã nêu rõ chủ trương sửa Hiến pháp theo hướng đổi mới nhận thức về nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp một cách rành mạch và kiểm soát lẫn nhau, xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện đầy đủ chức năng nguyên thủ quốc gia… Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường mới đây khẳng định: đã đến thời điểm chín muồi để sửa đổi Hiến pháp và tư tưởng pháp quyền buộc phải có cách thức viết Hiến pháp khác, không thể "ôm đồm", "dài dòng" như hiện nay. Ông cho rằng, đổi mới nhận thức về nhà nước pháp quyền chính là cơ sở chính trị để các học giả, nhà nghiên cứu hiến kế cho việc xây dựng một bản hiến pháp theo đúng nghĩa hiến pháp của một nhà nước pháp quyền. |
Posted in Hiến pháp | Leave a Comment »
Vì sao người dân cần được phúc quyết hiến pháp?
Posted by bvnpost trên 25/12/2010
Posted in Hiến pháp | Leave a Comment »
Mối liên hệ giữa cuộc sống và hiến pháp
Posted by bvnpost trên 22/12/2010
Quỳnh Chi, phóng viên RFA Hiện nay, điều mà mọi người Việt đều quan tâm là những đòi hỏi và nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày. Trong khi đó, đối với đại đa số dân chúng, hiến pháp cũng như tham gia vào quá trình phúc quyết hiến pháp là một việc gì đó rất xa vời. Vậy giữa hiến pháp và nhu cầu hằng ngày đó có mối liên hệ nào không ? Kinh tế và hiến pháp Trong lần tiếp xúc cử tri vừa qua, người dân đã có cơ hội nói lên nguyện vọng của mình với các đại biểu Quốc hội. Rất nhiều ý kiến được đưa ra cho đoàn đại biểu, hầu hết tập trung vào các đòi hỏi cấp thiết liên quan đến cuộc sống hằng ngày như yêu cầu nâng cấp đường xá hay hỗ trợ những vùng bị lũ lụt. Một số ý kiến có chiều sâu hơn đã đòi hỏi chính phủ giải quyết nạn tham nhũng cũng như công khai dự án khai thác bauxite Tây Nguyên. Câu hỏi đặt ra là, tại sao những bức xúc như thế ngày càng nhiều và chưa bao giờ được giải quyết triệt để? Có ý kiến trả lời là đó chính vì cái gốc của vấn đề chưa được tháo gỡ. Gốc của vấn đề nằm ở bộ khung, một hệ thống chưa vững vàng và không chặt chẽ. Căn bản nhất là một hiến pháp chưa toàn diện vì không xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân. Ý kiến còn cho rằng hiến pháp vi hiến vì không được phúc quyết chính là mấu chốt làm nảy sinh các vấn đề khác. |
Posted in Hiến pháp | Leave a Comment »
"Đã đến lúc phải có luật cho Đảng cầm quyền"
Posted by bvnpost trên 18/10/2010
Nguyễn Minh Nhị Ngay như Hiến pháp xác định Đảng lãnh đạo thì cũng phải có luật cho Đảng cầm quyền, nghĩa là lãnh đạo theo luật cho chính danh. Không nên kéo dài tình trạng người đứng đầu các cấp uỷ lãnh đạo chánh quyền mà khi phải chịu trách nhiệm trước dân lại là người đại diện cho tập thể cấp uỷ, không phải một cá nhân cụ thể, sai hoài không sửa được là do không chính danh là vậy. LTS: Ông Nguyễn Minh Nhị, từng làm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã gửi tới Tuần Việt Nam bài góp ý cho Đại hội Đảng XI. Góc nhìn của ông có thể có nhiều chỗ cần phải tranh luận, bàn thảo thêm để làm sáng tỏ vấn đề. Trên tinh thần tôn trọng những ý kiến khác biệt mà Đảng luôn kêu gọi, tôn trọng không khí tranh luận cởi mở, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Minh Nhị. Mời bạn đọc cùng tranh luận. Đảng hoá thân vào nhà nước để chính danh đảng cầm quyền Nhìn lại hoạt động của kỳ họp Quốc hội lần thứ 7, khoá XII, nhất là ngày họp cuối cùng, chiều thứ Bảy ngày 19/6/2010 như đánh dấu cho sự ĐỔI THAY của QH khoá XIII sắp tới. Và như vậy, QH khoá XI, XII, được ghi dấu son là QH ĐỔI MỚI. QH ĐỔI MỚI đồng thời với công cuộc đổi mới của đất nước, trước hết và chủ yếu là về kinh tế 25 năm qua. |
Posted in Hiến pháp | Leave a Comment »
Đôi điều suy nghĩ về các nguyên tắc lập pháp
Posted by bvnpost trên 13/10/2010
Hà Văn Thịnh
ể từ khi chế độ phong kiến lần lượt sụp đổ trên toàn thế giới, các nền dân chủ xuất hiện cùng với những bản Hiến pháp đầu tiên, loài người vẫn đã và đang tiếp tục tìm kiếm một mô hình nhà nước có thể coi là lý tưởng nhất, tùy thuộc vào các yếu tố văn hóa truyền thống, đặc thù dân tộc (đa dân tộc, đa tôn giáo…), thể chế chính trị mà người dân lựa chọn, “trình độ” thẩm thấu các ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với chính trị, điều kiện phát triển kinh tế cũng như cơ cấu tương thích giữa kiến trúc hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nói như thế để thấy việc xây dựng một bản Hiến pháp có chất lượng là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm lịch sử của loài người, có thể rút ra được những nguyên tắc lập pháp quan trọng nhất, mà thiếu nó, thì không thể tạo nên được một cơ cấu chính trị hiệu quả, thực sự dân chủ theo đúng nghĩa của dân, do dân và vì dân. |
Posted in Hiến pháp | Leave a Comment »
Sở hữu toàn dân là không của ai cả?
Posted by bvnpost trên 11/09/2010
TP – Trao đổi với PV Tiền Phong về những nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo cho biết, sửa hiến pháp về lĩnh vực kinh tế liên quan đến quyền sở hữu. Phải xác định lại các hình thức sở hữu. Hai đề xuất Ông Thảo cho biết: Trong việc chuẩn bị sửa Cương lĩnh 1991 và các báo cáo chính trị trình đại hội XI tới đây đều có nội dung là tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi Hiến pháp 1992. Điều này là tất yếu bởi Hiến pháp 1992 là sự thể chế hóa Cương lĩnh 1991. Mà tới đây Đại hội XI sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung Cương lĩnh 1991 thì Hiến pháp 1992 cũng sẽ được xem xét sửa đổi. Do vậy, ngay bây giờ phải nghiên cứu, tổng kết Hiến pháp 1992. Viện Nghiên cứu Lập pháp đã có hai đề tài nghiên cứu và mới tổ chức hội thảo về chủ đề này. Trong hội thảo mới đây có hai luồng ý kiến. Một là chỉ nên sửa đổi, bổ sung một số điều, hai là sửa đổi toàn diện. Những ý kiến khác nhau này dựa trên cơ sở nào, thưa ông? Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc và nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Vũ Đức Khiển, những người trong cuộc soạn thảo Hiến pháp 1992, cho biết, năm 2001 cũng đặt vấn đề sửa nhiều nội dung trong Hiến pháp 1992, nhưng sau khi nghiên cứu thấy chưa chín muồi nên chỉ sửa một số điều. Từ đó đến nay, càng thấy nhiều vấn đề trong Hiến pháp 1992 cần phải sửa. |
Posted in Hiến pháp | Leave a Comment »
Kỷ niệm 65 năm Quốc khánh nước VNDCCH – Vài suy ngẫm và lạm bàn về bản Hiến pháp đầu tiên (1946) và bản Hiến pháp hiện hành (1992)
Posted by bvnpost trên 08/09/2010
Vũ Trọng Khải
– Về hình thức pháp lý: Hiến pháp do toàn thể dân tộc, “không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo” (trích Lời mở đầu của Hiến pháp 1946) quyết định bằng một cuộc trưng cầu ý dân về bản dự thảo Hiến pháp đã được Quốc hội chuẩn bị và thông qua, mà người ta gọi là “quyền phúc quyết” của người dân. Hiến pháp chỉ có giá trị khi đã được toàn dân phúc quyết. Quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân là thể hiện quyền làm chủ cao nhất và trực tiếp, được gọi là “quyền lập hiến” của người dân, trong đó, không một giai cấp, tầng lớp nào của dân tộc lại được coi là nền tảng của thể chế chính trị Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nói cách khác, quyền phê duyệt Hiến pháp là quyền của người dân, không phải của Quốc hội, như quy định trong các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 của nước ta. Còn các đạo luật khác thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, với mục đích duy nhất là để thực thi có hiệu quả nội dung của bản Hiến pháp. |
Posted in Hiến pháp | Leave a Comment »
Từ phúc quyết Hiến pháp đến trưng cầu chính sách
Posted by bvnpost trên 03/09/2010
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
Nếu Hiến pháp không được phúc quyết, cũng có nghĩa nhà nứơc tự đặt ra những thước đo, chuẩn mực, giới hạn pháp lý cho chính mình, thì quốc gia đó không hẳn, nhưng cũng không loại trừ, rơi vào rủi ro chính trị trả giá, chuyển sang độc tài, toàn trị, mà Đức Quốc xã là một điển hình. Hiến pháp dân chủ Đức trước đó (Weimar Verfassung) có hiệu lực từ ngày 14.8.1919, đã bị vô hiệu hoá bằng một sắc lệnh Quốc trưởng, khi Đảng Đức quốc Xã (NSDAP) lên cầm quyền từ 1933 đến 1945, đặt Hitler Chủ tịch Đảng Quốc xã lên chức vụ Quốc trưởng (người Đức gọi là Führer), đứng đầu cả Chính phủ (hành pháp), lẫn Quốc hội do NSDAP nắm (lập pháp), và giữ luôn chức chánh án toà án tối cao (tư pháp), đưa cả nước theo đuổi chủ thuyết Hitler “dân tộc Đức thượng đẳng“, gây nên thảm hoạ nhân loại Thế chiến Hai. |
Posted in Hiến pháp | Leave a Comment »
Đại đoàn kết dân tộc phải là mục tiêu của một bản Hiến pháp tiến bộ
Posted by bvnpost trên 17/08/2010
Hà Hiển
Trả lời câu hỏi của VietNamNet :” So sánh bốn bản Hiến pháp ta đã có, bản nào mang tính chất ưu việt nhất, đặt nền tảng để xây dựng nhà nước pháp quyền và có nhiều tư tưởng tiến bộ cần phải kế thừa nhất?”, ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp nói rằng “Mỗi giai đoạn đòi hỏi khác nhau, không thể nói bản Hiến pháp nào tốt nhất”(*)
Và ông diễn giải thêm:.
“Hiến pháp năm 1946 ra đời khi Nhà nước còn trong trứng nước nên phải có chính sách mềm giẻo thu hút đại đoàn kết dân tộc. Năm 1959 xây dựng XHCN miền Bắc, khi đó Hiến pháp phải thể hiện quan điểm kinh tế thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu Nhà nước mà hợp tác xã là chủ lực.
Đến 1980, Hiến pháp thể hiện quan điểm xây dựng CNXH. Khi đó ta đưa ra mô hình chủ nghĩa tập thể, mỗi huyện là một pháo đài, theo mô hình Xô-viết. Sau một thời gian thực thi thấy không phù hợp nên đến 1992 phải sửa đổi.
Posted in Hiến pháp | Leave a Comment »
Chúng ta hôm nay đang lẩn trốn lịch sử
Posted by bxvnpost trên 10/08/2010
Nguyễn Hữu Quý
Được biết, giữa tuần qua (tuần đầu tháng 8/2010), Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo “Xây dựng tiêu chí, phương pháp tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992”. Hầu hết các đại biểu đều thống nhất phải sửa đổi HP 1992.
Chúng ta biết rằng, Hiến pháp 1946 (HP 1946) là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, được Quốc hội khóa I thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946. Tuy nhiên, do chiến tranh Đông Dương bùng nổ ngay sau khi bản Hiến pháp này được thông qua nên nó chưa được chính thức công bố và thi hành.
Đánh giá về HP1946 theo TS Nguyễn Sỹ Dũng: “Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ bản hiến pháp nào trên thế giới”[*].
Trở lại với việc bàn về sửa đổi Hiến pháp; ngày 24/6/2010, báo Tuần VNN đăng bài “Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp”; đây thuộc chuyên mục GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI trò chuyện với cựu Chủ tịch QH Nguyễn Văn An; qua bài báo này có một số nội dung rút ra như sau:
1. Do điều kiện chiến tranh, HP 1946 từ chỗ “quyền lập Hiến hoàn toàn thuộc về toàn dân, thuộc về nhân dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước”, thì sau các lần sửa đổi HP vào các năm 1959, 1980 và 1992 lại quy định “Quốc hội có quyền lập hiến”; cụ thể là: “Điều 43, 44 và 50 của Hiến pháp 1959 ghi: “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, là cơ quan duy nhất “có quyền lập pháp”, có quyền “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp”.
2. Sau những lần thay đổi HP, nhân dân VN đã thực sự đánh mất quyền làm chủ của mình; đã chuyển từ Dân làm chủ đích thực (HP 1946) chuyển sang Quốc hội thay mặt cho dân làm chủ.
Để cụ thể hơn, bài báo kết luận (ông Nguyễn Văn An kết luận):
a. Đó là sự thay đổi, sự xa rời rất lớn, rất cơ bản về người chủ đích thực của đất nước;
b. Quốc hội vừa lập hiến, vừa lập pháp, người ta gọi như thế là vừa đá bóng, vừa thổi còi.
Posted in Hiến pháp | Leave a Comment »