Archive for the ‘Khoa Học’ Category
Posted by bauxitevn trên 12/06/2011
Trọng Thành

Các bản đồ về bộ não trong lớp học về Thiền tại Hội Thiền Tánh không Paris, Noisy le Grand, 7/6/2011. RFI/Trọng Thành
Từ nửa cuối thế kỷ XX trở lại đây, có nhiều người trong giới tu hành Phật giáo hướng đến các khoa học về con người, đặc biệt là khoa học về thần kinh não bộ để tìm trong đó những cơ sở thực chứng khách quan của con đường rèn luyện nội tâm. Những phát triển mới trong nghiên cứu khoa học về bộ não và nhất là các kỹ thuật đo lường và chụp ảnh những hoạt động của não cho phép một số nhà tu hành đặt mình vào vị trí đối tượng nghiên cứu của khoa học thần kinh.
Đọc tiếp »
Posted in Khoa Học | Leave a Comment »
Posted by bauxitevn trên 18/04/2011
TS Trần Đình Bá
“Khi khởi công xây dựng ĐS năm 1897 nước ta mới chỉ 15 triệu dân chưa hề có lấy một Kỹ sư , chìm đắm trong nô lệ lầm than với ĐS khổ hẹp 1 mét do thực dân làm ra để vơ vét tài nguyên trong 2 cuộc khai thác thuộc địa. Ngày nay đất nước đã độc lập thống nhất với gần 90 triệu dân, dồi dào về trí tuệ, có trình độ học vấn cũng như trình độ khoa học và công nghệ khá cao. Với một lực lượng hùng hậu trên 1.000 Giáo sư Tiến sỹ, Bộ GTVT với khoảng 1 triệu Thạc sỹ, Kỹ sư Cử nhân trên tất cả các lĩnh vục Quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, giảng dạy đào tạo, thiết kế, thi công, vận hành thiết bị… tại 10 trường đại học, học viện, Viện nghiên cứu khoa học công nghệ, Viện quy hoạch giao thông… ” mà để cho ĐS tụt hậu đến mức phá sản, lại nói rằng không thể mở rộng để hiện đại ĐS là một điều không thể chấp nhận được”.
Đó là tâm sự nhức nhối của TS Trần Đình Bá – tác giả luận án “Giải pháp mở rộng để hiện đại ĐS quốc gia khổ 1.435mm tốc độ cao 150-200 km/h”, người đã có nhiều bài viết tâm huyết về vấn đề này trên BVN. Lần này ông lại gửi đến chúng tôi một bài viết bổ sung cho những luận điểm trước đây. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bauxite Việt Nam
|
Đọc tiếp »
Posted in Khoa Học | Leave a Comment »
Posted by bvnpost trên 11/04/2011
sponsorisés parMarco Morosini (nhà nghiên cứu về phát triển bền vững tại Đại học Bách khoa Liên bang ở Zurich)
Phạm Anh Tuấn dịch
Nhật Bản có lẽ là đất nước duy nhất có đủ khả năng – mặc dù là vạn bất đắc dĩ thôi – biến một thảm họa công nghiệp thành một cú phản đòn bật lại vào mặt những nhà tiên tri của siêu công nghệ. Ấy thế nhưng không chắc thảm họa động đất tại Nhật Bản – cũng như vụ động đất tại Lisbonne hồi năm 1755 – làm lung lay niềm tin của những ai ngỡ đang sống trong cái thế giới ngày càng hoàn thiện (về công nghệ).
Đọc tiếp »
Posted in Khoa Học | Leave a Comment »
Posted by bvnpost trên 22/03/2011
Âu Dương Thệ
Trong những ngày qua cả thế giới chia sẻ với nhân dân Nhật Bản về những thiệt hại nhân sự và tài sản do động đất, sóng thần, và cũng đang chia sẻ nhiều hơn nữa những lo âu về tai nạn của các nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) ở Fukushima – đang đe dọa sinh mạng hàng triệu người, không chỉ ở Nhật mà cả nhiều khu vực khác trên thế giới, nếu những cố gắng của các chuyên viên không thành công.
Từ những gì đã và đang xảy ra tại Fukushima, khi nghĩ về dự án điện hạt nhân của Việt Nam với nhà máy dự kiến đặt tại Ninh Thuận, không thể không đặt ra vô số câu hỏi.
1. Sự cố của các NMĐHN ở Fukushima đã khiến cho nhiều nước công nghiệp tiên tiến nhất, trong đó có cả Mỹ và EU, đang phải xét lại chính sách điện hạt nhân. Riêng tại Đức, một nước công nghiệp hàng đầu trong EU, Thủ tướng Đức Merkel đã phải quyết định cho ngưng hoạt động 7 NMĐHN và trong các năm tới sẽ đóng cửa các NMĐHN còn lại để chuyển sang dùng các năng lượng mặt trời, gió… sản suất điện.
Đọc tiếp » |
Posted in Khoa Học | Leave a Comment »
Posted by bvnpost trên 22/03/2011
GS. Phạm Duy Hiển

Lính cứu hoả phun nước vào làm mát lò phản ứng số 3, hôm 18.3. Ảnh: Kyodo
|
|
SGTT.VN – Với những ai đã trót mang lấy cái nghiệp “hạt nhân” vào thân, tuần lễ qua là những ngày dài và đêm thâu cùng ăn cùng ngủ với Fukushima.
Ăn lấy lệ, ngủ chập chờn, những đám khói bụi phóng xạ hết màu xám đến màu trắng đục trên bầu trời xứ hoa anh đào đang mùa nở rộ luôn lởn vởn trong đầu cùng bao nhiêu câu hỏi dập dồn: việc gì đã đến và việc gì sẽ đến? Hết thắc mắc lại day dứt rồi tự vấn: chả lẽ một khoa học đẹp đến thế lại có thể mang bất hạnh đến cho con người đúng vào lúc mà những nổi bất hạnh do thiên nhiên gây ra đã quá đủ? Và chỉ ai quên hết gốc gác mới tự mình tước đi cái quyền lo lắng, liệu điện hạt nhân ở Việt Nam rồi sẽ ra sao?
Tiếc thay, đang lúc này, khi mà ngay các chuyên gia hàng đầu thế giới liên tục bị ngỡ ngàng trước bao nhiêu kịch bản chưa hề được trải nghiệm, thậm chí chưa hề nghĩ đến, ta lại nghe những khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng “Việt Nam sẽ có lò phản ứng (LPU) thế hệ III với cơ chế an toàn thụ động tiên tiến và an toàn hơn nhiều so với lò thuộc thế hệ II ở Fukushima”.
Đọc tiếp » |
Posted in Khoa Học | Leave a Comment »
Posted by bvnpost trên 21/03/2011

|
|
Nhật Bản đang phải xử lý khủng hoảng hạt nhân.
|
|
Các chuyên gia hạt nhân thế giới nhận định, việc nổ nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản chính là lời cảnh báo cho Trung Quốc bởi cơ sở hạt nhân của nước này còn "mong manh" hơn Nhật.
Nguy cơ
Tình trạng ngày càng xấu ở Nhật Bản như một lời nhắc nhở về những thiệt hại khổng lồ mà “mẹ thiên nhiên” có thể gây ra. Với sự trợ giúp của những “người bạn” khác, ví dụ như quy hoạch đô thị kém… Nhật Bản đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng phóng xạ do nổ nhà máy điện hạt nhân.
Tình thế tương tự cũng có thể xảy ra ở Trung Quốc bởi tuần trước, Bắc Kinh cho biết là họ đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy hạt nhân mới ở Trùng Khánh. Điều đáng nói là Trùng Khánh chỉ cách tâm chấn của trận động đất mạnh 7,9 độ richter năm 2008, khiến 90.000 người chết và mất tích ở tỉnh Tứ Xuyên, có 480 km.
Đọc tiếp » |
Posted in Khoa Học | Leave a Comment »
Posted by bvnpost trên 21/03/2011
Thụy My
 |
|
Nhà máy điện nguyên tử Tần Sơn ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Reuters
|
|
Tất cả các tỉnh của Trung Quốc đều muốn xây nhà máy điện nguyên tử riêng. Do người dân chưa nhận thức được các nguy cơ, nên chưa có dự án điện hạt nhân nào gây phản ứng. Nhưng nếu xảy ra tai nạn, thì sẽ trầm trọng hơn ở Nhật nhiều, vì các lò phản ứng của Trung Quốc đặt gần các khu dân cư hơn, và đa số nằm gần biển, dễ bị ảnh hưởng sóng thần. Một nguy cơ tiềm tàng khác nữa là nạn tham nhũng.
Le Monde trong hồ sơ về cuộc tranh luận xung quanh vấn đề năng lượng nguyên tử, sau các vụ nổ ở các nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản do hậu quả của động đất, thông tín viên của tờ báo tại Bắc Kinh đã phân tích về việc Trung Quốc hôm thứ tư đã loan báo ngưng xem xét tất cả các dự án xây nhà máy điện nguyên tử mới.
Quyết định này không động chạm đến kế hoạch 35 nhà máy điện hạt nhân đã được duyệt, trong đó có 28 nhà máy đã được bắt đầu xây dựng. Tuy không đưa ra chi tiết nào về các dự án bị treo lại, nhưng theo tờ Global Times thì có 5 dự án trực tiếp liên quan. Một chuyên gia Pháp nhận xét, điều này không có nghĩa là Bắc Kinh đã chùn tay, tai nạn ở Fukushima chỉ làm chậm lại chương trình nguyên tử Trung Quốc, vốn đang tăng tiến với tốc độ kinh hồn, và bị chính Cơ quan An ninh Năng lượng nước này chỉ trích.
Đọc tiếp » |
Posted in Khoa Học | Leave a Comment »
Posted by bvnpost trên 17/03/2011
GS Phạm Duy Hiển (nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt)
Trận động đất 8.9 độ richter lúc 3 giờ chiều ngày 11/3 khiến các nhà máy điện hạt nhân trên đất Nhật tự động dập lò, chấm dứt tức khắc phản ứng dây chuyền bên trong các lõi lò phản ứng. Nhưng các lõi lò vẫn còn rất nóng, bởi nhiệt tỏa ra do bức xạ gamma từ vô số mảnh vỡ phân hạch được tích lũy nhiều năm bên trong các bó nhiên liệu. Nếu không kịp thời tải lượng nhiệt này đi (bằng 6% công suất lò), các bó nhiên liệu sẽ bị nóng chảy, chất phóng xạ sẽ thoát ra nước tuần hoàn vốn được dùng để tải nhiệt và làm chậm nơ trôn khi lò hoạt động bình thường.

Sơ đồ hoạt động của một lò phản ứng hạt nhân – Đồ họa: NHƯ KHANH
Đọc tiếp » |
Posted in Khoa Học | Leave a Comment »
Posted by bvnpost trên 23/01/2011
Quá trình tháo dỡ một nhà máy điện hạt nhân già cỗi tại Đức diễn ra hơn 16 năm và "ngốn" hàng tỷ USD mà vẫn chưa hoàn tất.
![clip_image001[10] clip_image001[10]](https://boxitvn.files.wordpress.com/2011/01/clip_image00110_thumb2.jpg?w=303&h=204)
|
Nhà máy điện hạt nhân tại Lubmin ở miền Đông Bắc Đức được Liên Xô xây dựng khi vùng này còn thuộc lãnh thổ Cộng hòa dân chủ Đức. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Chính phủ CHLB Đức ra lệnh đóng cửa nhà máy vì cho rằng nó không an toàn theo tiêu chuẩn của phương Tây.
|
Đọc tiếp » |
Posted in Khoa Học | Leave a Comment »
Posted by bvnpost trên 02/01/2011
Neil Bowdler, phóng viên khoa học, đài BBC
Theo thiển ý, đây là lời cháo đón năm mới 2011 đẹp nhất của con người: một nhà máy năng lượng mặt trời mô phỏng hoạt động của cây xanh.
Đây là một cách chào đẹp nhất, vì nó không là những cổng chào giấy bồi và cót ép bắt người người cúi đầu chui qua. Cũng chẳng chào bằng ánh điện nhấp nháy chỉ đủ để soi rõ những đống rác mô phỏng miêu tả của Nguyễn Công Hoan. Dĩ nhiên càng không chào bằng lối mòn tư duy truyền-nối kiểu “Un-in Ủn-ỉn” & Liên quốc Sâm Nhung Đại Công ty.
Đây là lời chào năm mới đẹp nhất vì nó cho thấy hình như cái ý tưởng về động cơ vĩnh cửu từng bị coi là điên rồ bất khả thi nay lại có cơ trở thành hiện thực. Dĩ nhiên là với điều kiện thay đổi cách tư duy khi giải bài toán, tư duy bionic thay cho tư duy mechanic.
Kẻ học trò này vui vẻ và trân trọng gửi bạn một lời chào năm mới 2011 với bản dịch sau đây.
Phạm Toàn
|
Đọc tiếp » |
Posted in Khoa Học | Leave a Comment »
Posted by bvnpost trên 20/12/2010
Gs. Nguyễn Đăng Hưng

(Tamnhin.net) – Là giáo sư của đại học ở Bỉ chuyên nghiên cứu về cấu trúc phức tạp đã công bố khoảng trên 200 công trình trên các tạp chí khoa học toàn thế giới.Năm 2008, chúng tôi được biết Tổng công ty đóng tàu Vinashin được nhà nước giao cho gần 800 triệu đô la để triển khai công nghệ.
Là một người làm khoa học ứng dụng tôi đã từng thực hiện những hợp đồng tính toán với công ty Framatome (Pháp) nay là công ty EREVA, chuyên về thiết kế xây dựng lò nguyên tử, hay các công ty hàng không như Aérospatiale nay là European Aeronautic Defence and Space Company (EADS).
Tôi đã cố gắng đem công nghệ quốc tế về Việt Nam, từ năm 1977, hai năm sau ngày hòa bình lặp lại. Ngày ấy tôi đã tổ chức Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước mời về giảng dạy có công văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thời thỉnh giảng kéo dài 15 ngày tại Hà Nội tại trường ĐH Giao thông Vận tải. Chúng tôi đã sử dụng chương trình tính toán SAMCEF do khoa LTAS, ĐH Liège thiết kế và lập trình.
Đọc tiếp » |
Posted in Khoa Học | Leave a Comment »
Posted by bvnpost trên 01/10/2010
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
Khoa học và chính trị là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau, một bên có chức năng tìm ra chân lý, một bên theo đuổi lợi ích cho giai tầng mình đại diện bằng phương tiện nhà nước.
LTS: Giống như văn chương minh họa bị chỉ trích là hời hợt, xa cách làm giảm giá trị của văn giới, trong thực tiễn cuộc sống, nếu việc nghiên cứu khoa học cũng làm theo kiểu minh họa sẽ làm giảm giá trị của các tiền đề căn cứ, và hệ lụy là những di hại không lường về đường lối, chính sách. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn riêng của TS. Nguyễn Sĩ Phương luận bàn về vấn đề này. Mời độc giả cùng suy ngẫm và tranh luận thêm.
Tự đóng khung mình
Xin được mượn tiêu đề bài viết của cố Nhà văn Nguyễn Minh Châu – cây cổ thụ một thời của làng văn Việt Nam – đăng trên báo Văn nghệ số 49 và 50, ngày 5/12/1987, vào thời khắc lịch sử khởi đầu chủ trương "Đổi mới" của đất nước, "cởi trói cho văn nghệ", chấn động văn đàn lúc bấy giờ, đến nay vẫn còn nóng bỏng thời sự, không chỉ đối với văn học.
|
Đọc tiếp »
Posted in Khoa Học | Leave a Comment »