Không nên bỏ Hội đồng Nhân dân quận, huyện, phường
Nguyễn Trọng Vĩnh

|
|
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
|
|
Bầu cử, ứng cử là quyền làm chủ và quyền dân chủ của dân. Hiến pháp năm 1946 do Bác Hồ soạn thảo đã ghi: dưới Quốc hội có Hội đồng nhân dân các cấp. Điều đó nói lên tư tưởng của Bác Hồ tôn trọng quyền làm chủ và quyền dân chủ của dân. Các bản Hiến pháp sửa đổi sau này vẫn ghi mục này như Hiến pháp 1946.
Hơn nửa thế kỷ, HĐND quận, huyện, phường vẫn thực hiện được nhiệm vụ thay mặt nhân dân bầu người đứng đầu và các thành viên của cơ quan hành chính, giám sát, kiến nghị, chất vấn, phê bình các thành viên của cơ quan hành chính khi cần, hạn chế bớt được những biểu hiện tiêu cực ở quận, huyện, phường.
Không có lý do gì phải bỏ HĐND quận, huyện, phường. HĐND không gây trở ngại gì cho việc điều hành công việc của Chủ tịch UBND quận, huyện, phường. Đại biểu HĐND không phải người ăn lương trong biên chế Nhà nước mà cho rằng làm cồng kềnh thêm biên chế của bộ máy Nhà nước. Mỗi kỳ họp, mỗi đại biểu chỉ được phụ cấp vài, bốn trăm ngàn, mỗi năm họp hai lần cũng chẳng tốn bao nhiêu kinh phí. So với những lãng phí và thất thoát lớn hàng năm hay như vụ "Chính phủ điện tử", vụ "Vinashin" thì có đáng kể gì mà phải bỏ để "tiết kiệm ngân sách"! Một năm vài kỳ họp thì có gì là "hội họp nhiều"? Bỏ HĐND, cơ quan giám sát của dân đối với cơ quan Hành chính sẽ dễ phát sinh tiêu cực, chuyên quyền, độc đoán.
|