Bauxite Việt Nam

boxitvn.net – boxitvn.wordpress.com – boxitvn.blogspot.com

  • Cách vào boxitvn.net

    Kính báo đề quý bạn đọc rõ: sau một thời gian không phá hoại nổi boxitvn.net, bọn "tin tặc" hiện đang giở trò phong tỏa trang mạng của chúng tôi bằng tường lửa. Đó là một hạ sách khiến nhiều bạn đọc hết sức bất bình. Chúng tôi sẽ đệ đơn nhờ cơ quan chủ quản là VNPT can thiệp để loại bỏ cách hành xử tồi tệ ấy. Nhưng trong khi chờ đợi, xin quý bạn ở Việt Nam hãy vào trang mạng bằng cách đơn giản sau: vào google.com, đánh chữ anonymouse.org rồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữ Deutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ: http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp: www.boxitvn.net, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously. Thế là trang boxitvn.net đã hiện diện trước mắt quý bạn - Bauxite Việt Nam.


    boxitvn.net

    boxitvn.blogspot.com

    boxitvn.wordpress.com


    Email liên lạc: bauxitevn@gmail.com


  • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    Khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng Điều hành trực tiếp: GS Nguyễn Huệ Chi.

    free counters

  • Theo dõi

Archive for the ‘Phim ảnh’ Category

Những cuộc khởi nghĩa bị dập tắt

Posted by bvnpost3 trên 16/05/2010

Blogger Người Buôn gió

Ngày bé, híc lại kể chuyện ngày bé vậy.

Nhà mình có cái tivi đen trắng, hàng xóm đến xem rất đông. Hồi đó trên tivi chiếu nhiều vở kịch nói, chèo, cải lương về tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, chống bọn triều định thối nát, tinh thần dân tộc. Như những vở kịch về khởi nghĩa Lam Sơn, khởi nghĩa Tây Sơn, khởi nghĩa cờ lau Hoa Lư. Hay những bộ phim nhựa nước ngoài như Ro Bin Hút, Giắc Cu người nông dân nổi dậy và cái phim gì về Mút ta pha gì gì của Trung Á. Đọc tiếp »

Posted in Phim ảnh, Uncategorized, Văn Hóa | Thẻ: , | Leave a Comment »

Văn học nghệ thuật Chủ nhật: Nơi thờ vua Nguyễn thành trường quay [phòng ngủ] phim Trần Thủ Độ!

Posted by boxitvn trên 18/04/2010

Nguyên Bình

Xem ra, trong cơ chế này, chẳng còn một ngành nào giữ được tính độc lập về những nguyên tắc tồn tại và phát triển đặc thù mà ngành đó nhất thiết phải tuân thủ. Cứ có một lệnh trên truyền xuống là mọi thứ bị thay đổi tức khắc. Mà người cán bộ công tác ở từng chuyên ngành như ông Phùng Phu thì lớ ngớ, có được học gì về đạo đức nghề nghiệp đâu, chắc chỉ học cách tuân thủ bề trên (nếu không nói là còn những lý do tế nhị khác). Vậy thì còn biết làm sao được. Bảo vệ rừng đầu nguồn là phép nước – chuyện nhỏ, có lệnh là ta cứ bán. Quy định giữ nguyên trạng hiện vật của bảo tồn bảo tàng là một quy tắc khoa học mang tính quốc tế xưa nay – chuyện vặt, có cái gì mà chẳng linh động được, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long còn cấp bách vạn lần hơn. Giữ lấy cảnh quan hồ Tây, một sản vật quý giá hàng nghìn năm của Thủ đô – cần gì, dự án với Hàn Quốc chả phải đưa lại lợi lộc cho nhiều người đó sao?

Hết nói.

Bauxite Việt Nam

Vietnamnet – Toàn bộ Long vị, bàn thờ của vua Minh Mạng, Hoàng hậu cùng dòng tộc tại chánh điện lăng Minh Mạng bị di dời xếp vào góc tường để làm trường quay phim Thái sư Trần Thủ Độ. Gần 250 con cháu hậu duệ vua Minh Mạng và các vua nhà Nguyễn về dâng hương bỗng tá hỏa khi không thấy nơi thờ tổ tiên của mình, Long vị của vua ở đâu.

Lời “kêu cứu” từ hậu duệ của vua Minh Mạng

Vai diễn Hoàng hậu và thái giám thực hiện ngay tại nơi thờ tự của vua Minh Mạng đã được chuyển đi chỗ khác

Vai diễn Hoàng hậu và thái giám thực hiện ngay tại nơi thờ tự của vua Minh Mạng đã được chuyển đi chỗ khác

Lăng Minh Mạng (còn gọi là Hiếu Lăng) rộng 18ha do vua Thiệu Trị – con trưởng vua Minh Mạng xây dựng từ năm 1840 đến 1843 và tu bổ năm 2000 bằng kinh phí nhà nước, nằm trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11/12/1993.

Chiều 12/4, ông Tôn Thất Viễn Bào (72 tuổi), hậu duệ thứ 4 của vua Minh Mạng, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Nguyễn Phước tộc tại Huế bức xúc kể: “Sáng 11/4, gần 250 con cháu hậu duệ vua nhà Nguyễn từ khắp trong và ngoài nước về lăng Minh Mạng dâng hương nhân dịp tiết thanh minh hàng năm. Khi đoàn đến chánh điện thờ Vua, Hoàng hậu và dòng tộc thì chẳng thấy Long vị, bàn thờ, sập thờ… ở đâu. Một đoàn làm phim đang biến nơi đây thành trường quay rất lộn xộn”.

Chiều 12/4, chúng tôi cùng một số hậu duệ đời thứ 4, 5, 6… của vua Minh Mạng đến tham quan lăng thì cảnh tượng đúng như lời kêu cứu của Hội đồng Nguyễn Phước tộc tại Huế. Đọc tiếp »

Posted in Phim ảnh, Văn Hóa | Thẻ: | Leave a Comment »

Văn học nghệ thuật Chủ nhật: Phim ảnh Trung Quốc không được phản ánh thực tại cuộc sống hiện nay

Posted by boxitvn trên 18/04/2010

Thụy My

Nhưng các Đạo diễn Trung quốc vẫn tìm bằng được mọi cách để thoát khỏi cái vòng “kim cô” của kẻ cầm quyền bất trị. Thế mới biết nước lớn lớn về mưu mô đối với nước nhỏ thì cũng lớn vì đã sản sinh ra những nhân cách dám đương đầu và chiến thắng luật lệ hà khắc. Biện chứng của lịch sử chính là ở chỗ ấy.

Bauxite Việt Nam

Đạo diễn Lâu Diệp (thứ ba từ phải sang) và ê-kíp làm phim "Xuân phong" tại Liên hoan Điện ảnh Cannes, Pháp.

Đạo diễn Lâu Diệp (thứ ba từ phải sang) và ê-kíp làm phim "Xuân phong" tại Liên hoan Điện ảnh Cannes, Pháp.

Đạo diễn Lâu Diệp bị cấm làm phim trong 5 năm, vì phim “Hạ cung” trước đây đề cập đến Thiên An Môn. Nhưng ông vẫn có mặt tại Cannes năm ngoái với phim” Xuân phong” có vốn tài trợ của Hongkong và Pháp. Theo ông, các nhà quản lý không muốn có những phim phản ánh thực tại cuộc sống Trung Quốc, chỉ khuyến khích các phim thương mại, cổ trang.

Trang điện ảnh của nhật báo Libération hôm nay giới thiệu hai bộ phim có đặc điểm là đều được quay lén: «Xuân phong» của Đạo diễn Lâu Diệp, Trung Quốc và «Téhéran» của Đạo diễn Iran Homayoun. Riêng Đạo diễn Lâu Diệp vốn phải đối diện với vấn đề kiểm duyệt ngay từ khi mới bước vào làng điện ảnh.

Hai bộ phim dài đầu tiên của ông đều bị cấm chiếu tại Trung Quốc. Phim «Hạ cung» được giới thiệu tại Liên hoan Cannes năm 2006 đã làm chính quyền Bắc Kinh nổi giận vì dám đề cập đến cuộc biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn, một chủ đề cấm kỵ lâu nay. Hậu quả là Lâu Diệp bị cấm làm phim trong vòng 5 năm. Thế nhưng ông vẫn có mặt tại Liên hoan Cannes năm 2009 với bộ phim «Xuân phong», sản xuất bằng vốn của Hongkong và Pháp, và đoạt được giải thưởng về kịch bản. Thêm một lần nữa, sự cấm đoán đã không cản bước được một nhà điện ảnh đã có tên tuổi với quốc tế. Trả lời phỏng vấn của Libération, Lâu Diệp đã giải thích về cách làm phim ở Trung Quốc hiện nay.

Ông cho biết tất cả các phim mới dù chỉ mới là kịch bản hay đã quay xong, đều phải được cơ quan phụ trách quản lý điện ảnh thông qua, nếu không thì không thể được chiếu tại thị trường Trung Quốc. Cách làm này đã có từ 60 năm qua, khi thì nhà nước siết chặt, có khi cũng thả lỏng. Đây là một kiểu kiểm duyệt linh hoạt. Không một nhà làm phim nào thích như thế cả, nhưng dù sao còn có những ngành khác bị kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều. Riêng cá nhân ông dù bị cấm quay phim, nhưng không bị bỏ tù. Có điều không một nhà sản xuất nào muốn bỏ tiền ra cho ông làm phim cả. Ông nói thêm, trong thập niên 90 đã bùng nổ một loại các phim quay bằng máy kỹ thuật số, khiến cơ quan quản lý lúng túng không thể kiểm soát nổi. Có những phim không đem đi duyệt, được chiếu lén lút trong vòng thân mật, và được phân phối qua các DVD lậu.

Sở dĩ Lâu Diệp chọn Nam Kinh làm bối cảnh của phim, vì đó là một thành phố bình thường, tiêu biểu cho đại đa số các thành phố của miền Đông Trung Quốc. Nhưng ông nhận xét, những người làm công việc quản lý ngành điện ảnh không hề muốn thấy thực tại cuộc sống hiện nay được phản ánh lên phim, mà muốn uốn các nhà làm phim phải chiều theo khuynh hướng của họ.

Chẳng hạn trong thập niên 90, cơ quan quản lý khuyến khích các phim nói về các điều kiện làm việc khó khăn của người lao động Trung Quốc. Nhưng họ chẳng bao giờ muốn có những phim đề cập đến sự kiện đàn áp Thiên An Môn năm 1989, về cuộc cách mạng văn hóa, về lịch sử cận đại nói chung; mà chỉ tạo điều kiện cho các phim mang tính thương mại. Không được phản ánh thực tại hiện nay, kể cả trong thập niên 60. Nếu muốn phim mình được phân phối qua hệ thống các rạp xi-nê, thì phải làm phim về thập niên 20 – 30, hoặc các phim cổ trang về thời kỳ phong kiến. Nhưng ngày nay khán giả Trung Quốc đã bắt đầu chán ngấy các bộ phim nói mãi về các vấn đề của triều đình Trung Hoa thời xưa.

Tuy nói lời cảm ơn với những người đã không tống ông vào tù vì bộ phim «Hạ cung», nhưng Lâu Diệp cho biết, ông không thể không nói về sự kiện năm 1989 mà ông từng chứng kiến. Qua việc thực hiện các bộ phim mới, ông hy vọng các đạo diễn khác cảm nhận được thông điệp: «Chỉ nên làm những phim mà mình tâm đắc. Chấm hết!» – dù đang còn trong thời kỳ bị cấm, nhưng Lâu Diệp đã quay được thêm hai bộ phim.

Cũng liên quan đến điện ảnh châu Á, ôngYang Ik-june, Đạo diễn và là diễn viên chính của bộ phim «Nghẹt thở» của Hàn Quốc cũng được nhiều báo nhắc đến. Nhân vật nam chính trong phim là người chuyên đòi nợ thuê và bảo kê gái điếm, một hôm đã gặp phải một nữ sinh bướng bỉnh, có người cha hung bạo vốn là cựu binh Việt Nam. Nhật báo L’Humanité nhận xét, Đạo diễn đã đặt dấu hỏi về những giá trị nền tảng của xã hội Hàn Quốc. Trả lời phỏng vấn của báo Le Monde, đạo diễn cho biết tính cách nhân vật người cha trong phim – vừa bạo lực vừa yếu đuối, bệnh hoạn và bất lực – là hậu quả từ một xã hội Hàn Quốc lâu nay vẫn buộc người đàn ông phải chứng tỏ quyền lực của nam giới. Với hệ thống chính trị lâu nay, người cha phải mạnh mẽ, trở thành những cỗ máy yêu nước và kiếm ra tiền bằng mọi giá. Những người đàn ông mang tính cách yếu đuối rất sợ người khác biết được khuyết điểm của mình. Bị chà đạp ở môi trường bên ngoài, họ trả thù bằng bạo lực đối với những người thân trong nhà.

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20100414-phim-anh-trung-quoc-khong-duoc-phan-anh-thuc-tai-cuoc-song-hien-nay

Posted in Phim ảnh, Trung Quốc, Văn Hóa | Leave a Comment »

Món quà ngày nói dối: Tản mạn rủ bạn đi coi phim Burma V.J.

Posted by bxvnpost trên 01/04/2010

Phạm Toàn

Về bộ phim

Một cảnh trong phim “Burma VJ”

“Burma VJ” (Burma Video Journalists) do những nhà báo vô danh liều mạng quay video cuộc nổi dậy của các nhà sư Miến Điện rồi dựng thành phim.

Bộ phim là một tác phẩm tập thể, với những đoạn quay riêng rẽ nối kết lại. Tất cả đều được quay lén lút. Bốn trong số những tác giả vô danh góp công thực hiện bộ phim hiện vẫn còn bị giam giữ.

Đầu mùa thu năm 2007 các nhà sư Miến Điện ào ạt xuống đường đấu tranh. Ngòi nổ là việc hồi giữa tháng 8-2007, tập đoàn quân phiệt đột ngột tăng giá hàng thiết yếu khiến đời sống người dân vốn đã khó khăn càng thêm chật vật. Nhân dân kêu ca nhưng không dám đấu tranh, các nhà sư tại thành phố Pakokku đã lên tiếng trước, và đã bị bọn côn đồ hành hung. Đọc tiếp »

Posted in Phim ảnh | Leave a Comment »