Bauxite Việt Nam

boxitvn.net – boxitvn.wordpress.com – boxitvn.blogspot.com

  • Cách vào boxitvn.net

    Kính báo đề quý bạn đọc rõ: sau một thời gian không phá hoại nổi boxitvn.net, bọn "tin tặc" hiện đang giở trò phong tỏa trang mạng của chúng tôi bằng tường lửa. Đó là một hạ sách khiến nhiều bạn đọc hết sức bất bình. Chúng tôi sẽ đệ đơn nhờ cơ quan chủ quản là VNPT can thiệp để loại bỏ cách hành xử tồi tệ ấy. Nhưng trong khi chờ đợi, xin quý bạn ở Việt Nam hãy vào trang mạng bằng cách đơn giản sau: vào google.com, đánh chữ anonymouse.org rồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữ Deutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ: http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp: www.boxitvn.net, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously. Thế là trang boxitvn.net đã hiện diện trước mắt quý bạn - Bauxite Việt Nam.


    boxitvn.net

    boxitvn.blogspot.com

    boxitvn.wordpress.com


    Email liên lạc: bauxitevn@gmail.com


  • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    Khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng Điều hành trực tiếp: GS Nguyễn Huệ Chi.

    free counters

  • Theo dõi

Archive for the ‘Tài nguyên’ Category

“Chảy máu” nguyên liệu thô

Posted by bauxitevn trên 18/06/2011

Kỳ 1: Dăm gỗ, quặng sắt chảy sang Trung Quốc

clip_image001

 

Xuất khẩu dăm gỗ tại cảng Kỳ Hà, Quảng Nam – Ảnh: B.Hoàn

 

TT – Rất nhiều mặt hàng thuộc nhóm quặng, khoáng sản và nguyên liệu thô đang được xuất khẩu ồ ạt, trong đó chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước sử dụng các loại nguyên liệu trên lại phải nhập khẩu để phục vụ sản xuất.

Tình trạng “chảy máu” khoáng sản, nguyên liệu thô đang dần dẫn tới nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và phải nhập khẩu trong tương lai.

Sẵn sàng hạ giá để tranh bán

Một phụ trách bán hàng một công ty cổ phần chuyên xuất khẩu dăm gỗ tràm, bạch đàn, keo, thông (trụ sở tại Hà Nội) cho biết nhu cầu nhập khẩu dăm gỗ của thị trường Trung Quốc đang rất lớn. Thông qua cảng Hải Phòng và cảng Quy Nhơn (Bình Định), hiện mỗi tháng đơn vị này xuất khẩu đi Trung Quốc khoảng 200.000 tấn, giá chỉ khoảng 104 USD/tấn.

Đọc tiếp »

Posted in Tài nguyên | Leave a Comment »

Vơ vét titan: Tàn phá làng ven biển

Posted by bauxitevn trên 09/06/2011

Quốc Nam – Hà Linh

clip_image001

 

Một điểm khai thác titan ở xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình – Ảnh: HÀ LINH

 

TT – Nhiều làng ven biển ủa các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định trở nên xơ xác trước tình trạng khai thác titan. Làng không còn xanh và người cũng không bình yên.

Những cánh rừng phi lao hàng chục năm tuổi ở vùng cát ven biển bị đốn chặt để khai thác titan. Vành đai phòng hộ ngăn gió và bão cho làng quê từ bao đời nay bị phá bỏ. Thảm thực vật bị hủy hoại, nguồn nước ngầm cạn kiệt, những núi cát được hình thành tạo ra những vết sẹo lồi lõm ven biển.

Dân kêu cứu

Sau những vùng được chọn khai thác titan của Quảng Trị như các thôn Tân Hòa, Tân Thuận (xã Vĩnh Thái, Vĩnh Linh), Cang Gián, Thủy Bạn, Gio Mỹ (xã Trung Giang, Gio Linh), bây giờ đến lượt thôn Thâm Khê (xã Hải Khê, Hải Lăng). Những ngày này, người dân Thâm Khê vẫn tiếp tục gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, trên bãi cát phía tây của thôn đã có một nhà xưởng của Công ty TNHH Hiếu Giang (đơn vị khai thác titan) được xây dựng xong. Hàng trăm máy khoan hình ốc vít cũng được tập kết sẵn.

Đọc tiếp »

Posted in Tài nguyên | Leave a Comment »

Vơ vét titan: Dân gánh hậu quả

Posted by bauxitevn trên 08/06/2011

Thành Vinh – Như Minh

clip_image001

 

Một máy tuyển quặng titan nằm dọc bờ biển xã Hòa Thắng, Bắc Bình, Bình Thuận – Ảnh: Thành Vinh

 

TT – Khai thác titan đang gây ra những bức xúc lớn trong nhân dân. Không chỉ đơn thuần là việc chảy máu khoáng sản, mà còn là tiền đề làm nảy sinh khiếu kiện, tranh chấp và nghiêm trọng nhất là ô nhiễm môi trường.

Bình Thuận đang “sốt” titan – “sốt” khai thác và “sốt” cả lòng dân. Ở đây, các công ty khai thác titan liên tục sai phạm, làm đảo lộn cuộc sống người dân.

Đứng ở phường Mũi Né thuộc TP Phan Thiết nhìn sang, người ta không khỏi giật mình khi thấy một dải bờ biển tự dưng có một đoạn dài bụi màu vàng đỏ bốc mịt mù. Đó chính là một trong những điểm nóng khai thác titan tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, Bình Thuận.

Đủ sai phạm

Đọc tiếp »

Posted in Tài nguyên | Leave a Comment »

Đủ kiểu tham nhũng khoáng sản

Posted by bauxitevn trên 27/05/2011

Phùng Kha

clip_image001  

Cuộc đối thoại về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý, khai thác khoáng sản thu hút nhiều đại biểu trong và ngoài nước. Ảnh: THẾ DŨNG

 

Chính sách quản lý Nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản đã bộc lộ yếu kém, bất cập và ẩn chứa nhiều nguy cơ phát sinh tham nhũng, lãng phí.

Ngày 25-5, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc đối thoại về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý, khai thác khoáng sản. Đối thoại về phòng chống tham nhũng là sự kiện định kỳ được tổ chức trước hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam. Hoạt động này do Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam tổ chức.

Cảnh báo một nghịch lý

Chính sách quản lý Nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản đã bộc lộ yếu kém, bất cập và ẩn chứa nhiều nguy cơ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Đó là nhận định của ông Nguyễn Đình Phách, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tại buổi đối thoại. ông Phách cũng cho rằng những bất cập trong quản lý, khai thác khoáng sản chưa đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả và tính bền vững, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và đời sống của dân cư địa phương.

Đọc tiếp »

Posted in Tài nguyên | Leave a Comment »

Dân Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đấu tranh chống khai thác titan

Posted by bauxitevn trên 27/04/2011

Miền Cát Trắng

Bình Định đang là điểm nóng về khai thác titan vô tội vạ. Trên tổng diện tích khoảng 1.400 hecta có 20 doanh nghiệp đang khai thác titan (xem loạt bài “Đi công trường” khai thác titan ở Bình Định dưới đây). Công nghệ khai thác rất đơn giản, chỉ lấy quặng thô để xuất khấu, chủ yếu qua Trung Quốc. Điều đáng lưu ý là các doanh nghiệp trên có giấy phép đàng hoàng, của tỉnh Bình Định hay của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong nền hành chính nặng về xin – cho này, dẫu không nói ra nhưng mọi người đều hiểu đằng sau mỗi giấy phép là những ai được hưởng lợi. Rừng phòng hộ bị đốn hạ, môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại, mặc!

Ngày 31-3, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố quyết định thanh tra toàn diện hoạt động khai thác titan trên địa bàn tỉnh. Nhưng mới cách đây vài ngày, liên quan đến chuyện khai thác titan, đã xảy ra vụ người dân xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định bắt giam 17 cán bộ trong hai ngày một đêm.

Trong một chừng mực nào đó, việc khai thác titan ở Bình Định khiến ta nghĩ đến chuyện bauxite Tây Nguyên. Cũng khai thác thô, cũng bất chấp tác hại về môi trường, cũng có yếu tố Trung Quốc, cũng… Nếu không xử lý đúng đắn, rất có thể việc khai thác bauxite Tây Nguyên có thể gây ra những xung đột kiểu Mỹ Thắng với quy mô lớn hơn.

Bauxite Việt Nam

Đọc tiếp »

Posted in Tài nguyên | Leave a Comment »

Sở hữu tư nhân về đất đai là tất yếu

Posted by bvnpost trên 22/03/2011

GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

clip_image002

Hộ gia đình, cá nhân ở nước ta được sử dụng đất ở (không hạn mức thời gian và diện tích), đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối (có thời hạn tuỳ theo ngành), đất chuyên dùng (như đất ở đối với đất có nguồn gốc từ đất ở và có hạn mức thời gian và diện tích theo mục đích sử dụng đối với đất mới được Nhà nước giao). Ảnh: TL SGTT

 

SGTT.VN – Có hai lý do củng cố cho chế độ công hữu về đất đai. Thứ nhất, thể hiện được đúng bản chất của đất đai không phải là của riêng ai, mà là tặng vật của tự nhiên ban tặng cho cả dân tộc, có công sức gìn giữ và bảo vệ của tất cả mọi người. Thứ hai, nếu tư nhân hoá đất đai thì dễ hình thành tầng lớp chủ đất mới, một số người giàu có bỏ tiền ra để giữ đất, đầu cơ đất đai tạo nên trở lực lớn cho quá trình đầu tư phát triển.

Những nhược điểm từ thực tiễn

Nhưng chế độ công hữu về đất đai cũng có một số nhược điểm từ thực tiễn. Thứ nhất, người sử dụng đất không có động lực để sử dụng đất một cách tốt nhất, không muốn đầu tư dài hạn vào đất đang sử dụng, làm hạn chế hiệu quả sử dụng đất vì đất đai đó không phải là tài sản lâu dài của họ. Thứ hai, quyền định đoạt về đất đai thuộc các cơ quan nhà nước dễ dẫn tới sự can thiệp hành chính vào thị trường quyền sử dụng đất, tạo nguy cơ phát sinh tham nhũng, gây trở ngại lớn cho đầu tư phát triển. Thứ ba, sự không chỉnh thể về lý luận và thực tiễn tạo nên những khái niệm “giả vờ” gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật như quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất, thị trường quyền sử dụng đất, giá quyền sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2003 đã phải định nghĩa giá quyền sử dụng đất và nói rằng trong luật này gọi là giá đất. Sự thiếu minh bạch về khái niệm dẫn tới khả năng thực thi sai pháp luật, làm lẫn lộn cách thức phân chia địa tô giữa người sử dụng đất và Nhà nước.

Chế độ công hữu về đất đai chỉ có ở các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ. Hiện nay cũng chỉ còn ở một số nước như nước ta (sở hữu toàn dân), Trung Quốc (sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước), Cuba và Triều Tiên (sở hữu nhà nước). Ở các nước thuộc khối Liên hiệp Anh, một phần đất đai được xác lập theo nguồn gốc là của nhà vua, mọi người có thể mua và có thể thuê, thời hạn thuê dài nhất lên tới 999 năm. Ở Đài Loan – Trung Quốc, hiến pháp xác định đất đai là tài sản của cả dân tộc, Nhà nước công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai theo quy định của pháp luật.

Đọc tiếp »

Posted in Tài nguyên | Leave a Comment »

Từ Hà Nội, Sơn La, đến Hồ Nước Trong Quảng Ngãi

Posted by bvnpost trên 11/02/2011

Đoàn Nam Sinh

clip_image002

Sông Hồng từ cầu Thăng Long

Si-li-cát hóa thủ đô

Hơn năm năm trước, chúng tôi có luận bàn với GS Nguyễn Khắc Tụng về tình trạng chất trọng tải lên nền địa bồn cổ ven sông Hồng ắt sẽ dẫn đến tác hại của nó cho thủ đô như sụt lún, hủy hoại hệ thống thoát nước, ngập nước,… Ít lâu sau thì Hà Nội rơi vào thảm trạng đó, đặc biệt là khu nhà tập thể của giáo sư vốn gần một con mương mà nước cũng không thoát nổi. Giờ thì chỉ một cơn mưa thôi, thường thường bậc trung, cũng đủ làm cho nhiều phố xá thông thương trên cùng mặt phẳng… ngập nước.

Hệ lụy của quá trình “si-li-cát” hóa ao chuôm và đất yếu trên “cốt nền cố cựu của cư dân sông nước gắn liền với văn minh thung lũng” – như giáo sư thường nhắc, nhất cận thị, nhị cận giang – đã lưu dấu lên DNA của nó những đột biến tật nguyền và tai họa.

Bây giờ đứng trên cầu Thăng Long nhìn sang trái, sang phải rồi hướng lên thượng nguồn thì ôi thôi, cơ man nào cần cẩu xà lan. Các dòng sông đất Bắc bây giờ chỉ làm một nhiệm vụ quan trọng nhất là chuyên chở cát sỏi và bị móc ruột để khai thác cát sỏi.

Đọc tiếp »

Posted in Tài nguyên | Leave a Comment »

Khai thác đất hiếm và những nguy cơ về môi trường

Posted by bvnpost trên 29/01/2011

Thanh Phương

clip_image001  

Ô nhiễm nguồn nước từ một mỏ khai thác đất hiếm ở Baotou, Nội Mông, Trung Quốc Reuters

 

Do việc Trung Quốc, nước cung ứng đến 97% đất hiếm trên thế giới, giảm bớt xuất khẩu loại khoáng sản này, nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản, buộc phải tìm những nguồn cung cấp khác và đây là cơ hội để Việt Nam khai thác tài nguyên này. Nhưng khai thác đất hiếm cũng chứa đựng rất nhiều nguy cơ về môi trường, như bài học của Trung Quốc.

Đất hiếm chứa 17 nguyên tố hiếm có hàm lượng thấp trong vỏ Trái Đất. Đất hiếm được sử dụng trong việc chế tạo rất nhiều sản phẩm như micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng máy tính, trong cáp quang viễn thông, công nghệ màn hình LED, công nghệ in tiền, công nghệ bán dẫn, siêu dẫn, v.v.

Trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà khoa học đã từng làm việc trong ngành điạ chất ở Việt Nam trong 34 năm trước khi nghỉ hưu, và đã từng là người phát hiện khả năng chứa uran ở vùng than Nông Sơn, cho biết thêm về đất hiếm :

“Các nguyên tố đất hiếm và các kim loại đất hiếm là tập hợp của 17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười bốn trong mười lăm của nhóm Lantan. Trong đó, yttri xuất phát từ tên làng Yterby, Thụy Điển, nơi quặng này được phát hiện đầu tiên; còn scandi là từ bán đảo Scandinavia.

Đọc tiếp »

Posted in Tài nguyên | Leave a Comment »

Than, dầu thô VN sẽ ‘cạn kiệt’ năm 2025

Posted by bvnpost trên 06/01/2011

clip_image001  

Than và dầu thô cạn kiệt ảnh hưởng lớn đến công suất phát điện của Việt Nam.

 

Việt Nam đối diện với nguy cơ thiếu trầm trọng nhiên liệu thô dùng cho phát điện trong 15 năm tới, một chuyên gia về quản lý năng lượng cảnh báo.

Ông Nguyễn Bá Vinh, điều phối viên Dự án dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VN dự đoán tài nguyên than đá, dầu khí của VN sớm cạn kiệt, một khi ”phong trào” xây nhiệt điện vẫn tiếp tục.

Sau 5 năm thực hiện, dự án tiết kiệm điện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa kết thúc năm 2010, với tài trợ từ Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Than đá, dầu DO là nhiên liệu chính của hệ thống nhiệt điện tại Việt Nam.

Theo ông Vinh, khả năng thiếu hụt điện trong tương lai là khá lớn nếu Việt Nam không có chính sách tiết kiệm và phát triển năng lượng bền vững.

“Việt Nam khi ấy sẽ đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng ngày càng lớn, phải phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu ngày một tăng,” vị quản đốc chương trình tiết kiệm năng lượng nói.

Đọc tiếp »

Posted in Tài nguyên | Leave a Comment »

Hai bài báo về khai thác đất hiếm

Posted by bvnpost trên 06/01/2011

Chạy đua sản xuất đất hiếm

Chi Giao (theo Kitco)

Để hạn chế việc Trung Quốc “làm giá” do nước này chiếm hơn 90% lượng cung nguồn đất hiếm, nhiều công ty trên thế giới đang tăng cường chạy đua sản xuất đất hiếm.

17 nguyên tố trong đất hiếm và ứng dụng:

Scandium: Hợp kim nhôm dùng trong ngành hàng không vũ trụ

Yttrium: Phốt pho, gốm, laze

Lanthanum: Pin sạc

Cerium: Pin, chất xúc tác, làm bóng kính

Praseodymium: Nam châm, thuốc nhuộm kính

Neodymium: Nam châm, laze, kính

Promethium: Pin hạt nhân

Samarium: Nam châm, laze, đèn

Europium: TV màu, phốt pho đỏ

Gadolinium: Chất siêu dẫn, nam châm

Terbium: phốt pho xanh, đèn huỳnh quang

Dysprosium: Nam châm, laze

Holmium: Laze

Erbium: Laze, Thép Vanadi

Thulium: Nguồn x-ray, gốm

Yterrbium: Laze hồng ngoại, kính phản chiếu cao

Lutetium: Chất xúc tác, máy chụp cắt lớp PET

 

Dự báo, năm 2014 – 2015, sản lượng đất hiếm sẽ dồi dào hơn, giá cả ổn định hơn.

Trung Quốc vẫn chi phối

Theo AP, sự thống trị của Trung Quốc đối với thị trường đất hiếm vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2011. Tuy nhiên, trong những năm tới, các quốc gia khác cũng sẽ bắt đầu khai thác nguồn tài nguyên đất hiếm của họ nhằm hạn chế sự  chi phối của Trung Quốc đối với thị trường này.

Ông Charle Malan, nhà phân tích khai thác mỏ và kim loại cao cấp thuộc công ty đầu tư Mỹ Van Eck Global cho rằng Trung Quốc có khả năng điều khiển thị trường nếu họ muốn và trong 5 năm tới, sản lượng đất hiếm sẽ tăng trưởng mỗi năm khoảng 9% tương đương 225.000 tấn. Hiện tại, đất hiếm được cung cấp với sản lượng khoảng 125.000 tấn , trong đó Trung Quốc đã chiếm tới 120.000 tấn.

Các nhà nhập khẩu chính lệ thuộc Trung Quốc do giá “hợp lý”.  Theo nhà địa chất Mickey Fulp, Trung Quốc phát triển khả năng sản xuất khoáng chất này theo cách khiến nguồn cung khác bị tụt lại phía sau nhanh chóng, chứ không phải vì đất hiếm thật sự hiếm.

Hối hả chạy đua sản xuất

“Trong năm 2012, sẽ có thêm 20.000 tấn đất hiếm từ Molycorp” – Marino G. Pieterse, nhà xuất bản và biên tập viên của ấn bản Thư vàng Quốc tế, Thư Uranium Quốc tế và Những nguyên tố đất hiếm Quốc tế cho hay.

Molycorp không phải là công ty đất hiếm duy nhất bắt đầu sản xuất đất hiếm trong vài năm tới.

“Trong năm 2013, sẽ có 3 công ty bắt đầu sản xuất đất hiếm”, Pieterse nói “Công ty đất hiếm Frontier sẽ sản xuất từ 10.000 – 20.000 tấn, Công ty TNHH Đất và khoáng sản Greenland cung cấp 40.000 tấn và Công ty TNHH Tài nguyên Đất hiếm sẽ là 20.000 tấn”.

Tập đoàn Lynas của Australia cũng bắt đầu sản xuất đất hiếm, hứa hẹn sản lượng hơn 20.000 tấn.

Những nhà phân tích cho rằng việc hướng về nền sản xuất rộng hơn có thể mang lại sản lượng đất hiếm dồi dào vào thời điểm 2014-2015, giúp ổn định giá cả.

Đọc tiếp »

Posted in Tài nguyên | Leave a Comment »

Ô nhiễm vùng mỏ Sin Quyền

Posted by bvnpost trên 03/01/2011

Văn Hoàng

ThienNhien.Net – Từ khi phân xưởng tuyển quặng đồng thuộc Công ty mỏ – tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai (Tổng Công ty khoáng sản – TKV) được đưa vào hoạt động, cũng là lúc người dân xung quanh khu mỏ phải sống chung với môi trường ô nhiễm.

Công ty mỏ – tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai chính thức đi vào hoạt động sản xuất ngày 20/05/2006. Nằm trên địa bàn 2 xã Cốc Mỳ và Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Công ty mỏ – tuyển đồng Sin Quyền có tiền thân là Xí nghiệp liên doanh đồng Lào Cai, sau đó là Xí nghiệp mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai..
Được biết, diện tích đất mà Công ty thu hồi phục vụ cho khai trương khu mỏ là 800ha, hàng năm khai thác 1 triệu tấn quặng thô. Hồi đầu tháng 9/2010 qua thăm do địa chất, khu mỏ đã phát hiện thêm 50 triệu tấn quặng đồng, trở thành mỏ đồng đứng đầu Đông Nam Á về trữ lượng.

Đọc tiếp »

Posted in Môi Trường, Tài nguyên | Leave a Comment »

Khai thác và xuất khẩu khoáng sản thô: Những bài học lớn

Posted by bvnpost trên 26/12/2010

Bùi Quang Bình

clip_image001

Khai thác vàng trái phép tại Nà Lẹng,

Minh Khai, tỉnh Cao Bằng

Ngay tại châu Á, hai nền kinh tế lớn là Nhật Bản và Trung Quốc đang tìm mọi cách “bảo toàn” tài nguyên khoáng sản trong nước và tìm kiếm, khai thác nguồn nguyên liệu thô ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cho sản xuất trong nước. Trong khi đó, Việt Nam lại đi ngược xu hướng này, thi nhau khai thác tài nguyên để bán ra nước ngoài. Bài học của các nước nói trên đáng để chúng ta suy nghĩ nhằm đưa ra các biện pháp quyết liệt, hạn chế tình trạng “chảy máu khoáng sản” đang diễn ra ồ ạt hiện nay.

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Câu chuyện thứ nhất được bắt đầu với Trung Quốc – một quốc gia có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm khoáng sản lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) cho mục đích phát triển nền công nghiệp của mình. Đến nay, ngành khai khoáng Trung Quốc đã tự đáp ứng được khoảng 92% về khoáng sản năng lượng, 80% về khoáng sản cho công nghiệp và khoảng 70% khoáng sản cho sản xuất vật tư nông nghiệp1. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các mục tiêu phát triển trong tương lai, Trung Quốc đã có chiến lược nhập khẩu không hạn chế các loại tài nguyên khoáng sản (TNKS) chiến lược; mở rộng đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác TNKS; thành lập trung tâm dự trữ các loại TNKS chiến lược; đưa ra các mô hình khai thác chế biến khoáng sản trong nước theo hướng bền vững.

Đọc tiếp »

Posted in Tài nguyên | Leave a Comment »