Bauxite Việt Nam

boxitvn.net – boxitvn.wordpress.com – boxitvn.blogspot.com

  • Cách vào boxitvn.net

    Kính báo đề quý bạn đọc rõ: sau một thời gian không phá hoại nổi boxitvn.net, bọn "tin tặc" hiện đang giở trò phong tỏa trang mạng của chúng tôi bằng tường lửa. Đó là một hạ sách khiến nhiều bạn đọc hết sức bất bình. Chúng tôi sẽ đệ đơn nhờ cơ quan chủ quản là VNPT can thiệp để loại bỏ cách hành xử tồi tệ ấy. Nhưng trong khi chờ đợi, xin quý bạn ở Việt Nam hãy vào trang mạng bằng cách đơn giản sau: vào google.com, đánh chữ anonymouse.org rồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữ Deutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ: http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp: www.boxitvn.net, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously. Thế là trang boxitvn.net đã hiện diện trước mắt quý bạn - Bauxite Việt Nam.


    boxitvn.net

    boxitvn.blogspot.com

    boxitvn.wordpress.com


    Email liên lạc: bauxitevn@gmail.com


  • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    Khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng Điều hành trực tiếp: GS Nguyễn Huệ Chi.

    free counters

  • Theo dõi

Archive for the ‘Thiên nhiên’ Category

Rừng và sông đầu nguồn tan nát

Posted by bauxitevn trên 26/05/2011

Đức Tuyên

clip_image001

 

Rừng nguyên sinh ở đông Trường Sơn đang bị “chảy máu”  – Ảnh: TRẦN THẢO NHI

 

TT – "Có một thực tế là hiện nay ở một số vùng, người dân không phá rừng thì không có tiền để tồn tại được. Do đó chúng ta cần quyết liệt triển khai các dự án để nâng cao đời sống cho người dân sống trong và gần các khu rừng”.

Ngày 23 và 24-5, tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) đã tổ chức hội thảo về quản lý tổng hợp rừng đầu nguồn và lưu vực sông.

TS Vũ Ngọc Long, phó viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới, cho rằng rừng và sông suối đầu nguồn suy thoái không chỉ tác động bất lợi đến đa dạng sinh học, các chức năng sinh thái, điều kiện tự nhiên khác mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt với cộng đồng đang sống ở những lưu vực sông và các khu rừng.

Trọc lóc rừng đầu nguồn

Rừng quốc gia Cát Tiên và Cát Lộc ôm trọn sông Đồng Nai. Chính hai cánh rừng này cung cấp một lượng nước rất lớn cho người dân vùng hạ lưu. Thế nhưng qua 15 năm nghiên cứu và theo dõi, TS Vũ Ngọc Long chua chát: “Hiện trạng trên những quả đồi rừng Cát Lộc đều bị bào trọc bởi người dân phá rừng khai thác gỗ, lấy đất trồng những loại cây công nghiệp”.

Đọc tiếp »

Posted in Thiên nhiên | Leave a Comment »

Nứt đất bất thường ở Lâm Đồng ngày càng trầm trọng

Posted by bauxitevn trên 22/05/2011

Khắc Lịch

Ngày 18/5, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết, vẫn chưa có kết luận chính thức về tình trạng nứt đất bất thường ở thị trấn Di Linh, huyện Di Linh (Lâm Đồng).

Trong khi đó, những vết nứt này ngày càng lan rộng và xuất hiện thêm hàng chục vết nứt mới so với ban đầu.

Đáng chú ý, nhiều vết nứt trên đường Nguyễn Văn Trỗi – đường nối liền với quốc lộ 27 đi hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, vết nứt cắt ngang đường những ngày đầu chỉ khoảng 5 cm, nay đã mở rộng khoảng từ 25 – 30 cm, sâu tới 7 – 8 m và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

clip_image004

Vết nứt tạo ra sự chênh lệch giữa hai nền đất

Đọc tiếp »

Posted in Thiên nhiên | Leave a Comment »

Hãy cứu Hồ Ba Bể

Posted by bauxitevn trên 18/05/2011

Thư gửi lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam

clip_image001
Chiều trên hồ Ba Bể
 

(VnMedia) – Ngày hôm nay (16/5), Báo điện tử VnMedia đã nhận được bức thư do Hội những người yêu Ba Bể gửi Đài truyền hình Việt Nam, đề nghị làm rõ sự việc liên quan đến bản tin thời sự tối 12/5.

Đọc tiếp »

Posted in Thiên nhiên | Leave a Comment »

Về cuộc bạo động ở Mường Nhé

Posted by bauxitevn trên 06/05/2011

Năm 1976 dân số Tây Nguyên là 1.202.500 người; 13 năm sau, 1989, con số đó là 2.490.178 người – tức là tăng gấp đôi. Tất nhiên, bước nhảy vọt đó chủ yếu là do di dân ồ ạt, không có kế hoạch. (Xin xem Viện Tư vấn Phát triển – CODE 2010, Khai thác bauxit & phát triển bền vững Tây Nguyên, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr. 100-102). Và như một hệ quả, rừng bị tàn phá dữ dội, với tốc độ ngày càng nhanh. Người dân tộc thiểu số vốn sống nhờ rừng, là nạn nhân đầu tiên: cuộc sống của họ bị đảo lộn, bị bần cùng. Trong điều kiện đó, dễ hiểu là một số không nhỏ mất niềm tin vào thiết chế xã hội hiện tại, đi tìm một niềm tin mới. Hơn mười năm trước, một số nhà khoa học đã báo động: “Sẽ không là quá sớm khi đưa ra lời cảnh báo rằng nếu không kịp thời có giải pháp khắc phục những khiếm khuyết của quá trình khai thác và sử dụng đất đai thì “Vấn đề dân tộc” sẽ rất có thể phát sinh trong thực tế nay mai ở Tây Nguyên, chí ít là mất ổn định, nghiêm trọng là máu lại đổ […]” (Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng 2000, Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 173). Lời tiên tri đó của các nhà khoa học không được ai lắng nghe. Chỉ 4 năm sau khi công trình này được xuất bản, một cuộc bạo động lớn quả nhiên đã xảy ra ở Tây Nguyên.

Chỉ cần thay “Tây Nguyên” bằng hai chữ “Mường Nhé” là ta có một tình hình y hệt. Trong vòng 10 năm, dân số tăng gấp đôi do dân cư ở các nơi khác đổ dồn đến. Rừng bị khai thác cạn kiệt. Dân bản địa nghèo đi. “Đạo Vàng Chứ” phát triển rất nhanh. Và bạo động.

Chúng ta đã học được bài học cay đắng ở Tây Nguyên chưa?

Bauxite Việt Nam

Đọc tiếp »

Posted in Thiên nhiên | Leave a Comment »

Nguy cơ biến mất hồ Ba Bể – Bắc Kạn

Posted by bauxitevn trên 05/05/2011

P. Thanh thực hiện

 

GS TS Đặng Hùng Võ (đứng giữa) cùng đoàn khảo sát đi thực tế tại khu vực hồ Ba Bể. Ảnh: Doãn Hoàng

(Dân trí) – “Người ta đang đánh đổi những gì quý báu nhất để có được những thứ “vớ vẩn”. Thực tế đã chứng minh: hôm nay ta ăn quỵt của môi trường 1 đồng, mai kia con cháu chúng ta sẽ phải gánh trả gấp 1.000 lần…”.

Đọc tiếp »

Posted in Thiên nhiên | Leave a Comment »

Nỗi đau sông Hồng: Vấn đề thực sự rất nghiêm trọng

Posted by bvnpost trên 20/03/2011

clip_image001

Nước sông Hồng ô nhiễm tại làng chài xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, Phú Thọ – Ảnh: Minh Sang

 

Luật sư, TS Nguyễn Trường Giang, chuyên gia về Luật Quốc tế, tác giả cuốn sách Luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế, trong cuộc trao đổi với PV Thanh Niên đã nói rằng: Sông Hồng hiện đang trong tình trạng đối mặt với nguy cơ thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả Mê Kông.

Nguy cơ khủng hoảng nguồn nước của VN hiện được đánh giá là rất nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh 63% lượng nước mặt của VN đến từ ngoài lãnh thổ. Xin ông chia sẻ những thông tin liên quan đến vấn đề này?

VN có tổng trữ lượng nước mặt khoảng hơn là 800 tỉ m3, trong đó riêng Mê Kông (Cửu Long) là 520 tỉ m3, sông Hồng khoảng 120 tỉ m3. Điều có thể thấy là lượng nước được tạo ra từ bên ngoài đổ vào VN rất lớn. Hiện tại nguy cơ đối với nguồn nước của VN bao gồm hai vấn đề từ trong và ngoài quốc gia.

Trong nội địa, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao, trong khi tình hình ô nhiễm ngày càng tồi tệ. Điều này có nghĩa là nếu tình hình ô nhiễm quá nghiêm trọng thì có nước cũng vô nghĩa vì nước đó không sử dụng được. Thứ hai, 63% lượng nước mặt của VN được sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ. Việc các quốc gia ở thượng nguồn sử dụng nguồn nước như thế nào cũng tạo ra những ảnh hưởng rất lớn đối với chúng ta.

Đọc tiếp »

Posted in Thiên nhiên | Leave a Comment »

Động đất: Nguy cơ tiềm tàng đối với đập Xayaburi tại Lào

Posted by bvnpost trên 16/03/2011

Trọng Nghĩa

clip_image001

Vị trí dự định xây đập Xayaburi

INTERNATIONAL RIVERS

Càng gần đến ngày Ủy hội Sông Mêkông xem xét đề án xây dựng đập thủy điện Xayaburi của Lào, công luận càng lo ngại trước thái độ kiên quyết xúc tiến của Viêng Chăn và Bangkok, bất chấp các khuyến cáo về tác hại tiềm tàng cho toàn khu vực. Nhật báo Bangkok Post số ra ngày 13/03/2011 đã nêu bật các mối quan ngại trong công luận, trong đó có mối lo về nguy cơ đập Xayaburi bị vỡ vì động đất.

Trong những ngày sắp tới đây, rất có thể là ngay từ ngày 22 tháng Ba, Ủy Hội Sông Mêkông bao gồm 4 nước Việt Nam, Cam Bốt, Lào và Thái Lan sẽ xem xét việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi trên dòng chính sông Mêkông, khúc chảy qua nước Lào. Đây là một đề án của chính quyền Lào, với sự hỗ trợ của các tập đoàn Thái Lan.

Càng cận ngày quyết định, công luận tại các nước càng bức xúc, do việc hai chính quyền Lào và Thái Lan có dấu hiệu kiên quyết xúc tiến công trình, bất chấp phản đối của giới bảo vệ sinh thái cũng như của Việt Nam và Cam Bốt, hai nước phía dưới con đập, về hiểm họa nhiều mặt do công trình này đặt ra.

Đọc tiếp »

Posted in Thiên nhiên | Leave a Comment »

Đập thủy điện Trung Quốc: Lợi bất cập hại

Posted by bvnpost trên 09/03/2011

clip_image001

Đập Tử Bình Bạc được coi là thủ phạm gây nên trận động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc

(Ảnh: Internationalrivers.org)

 

Dưới sức ép cắt giảm khí thải, Trung Quốc đang mạo hiểm đánh đổi hệ sinh thái sông và các điểm nóng đa dạng của mình lấy các đập thủy điện – Đó là ý kiến của ông Peter Bosshard, giám đốc chính sách của Tổ chức Sông ngòi Quốc tế trong một bài viết đăng trên tờ Guardian mới đây, xin được giới thiệu cùng bạn đọc.

Năm 2007, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia phát thải lớn nhất thế giới. Kể từ đó, không chỉ Châu Âu và Mỹ mà ngay cả các quốc gia đang phát triển cũng như Liên minh các quốc đảo nhỏ đều gây sức ép buộc Bắc Kinh thực thi các biện pháp cắt giảm khí thải.

Trước sức ép đó, năm 2009 tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu Copenhagen, Trung Quốc tuyên bố sẽ giảm cường độ carbon (carbon intensity) – lượng khí thải tính trên mỗi đơn vị tăng trưởng kinh tế – ít nhất 40% đến năm 2020. Và mục tiêu đầy tham vọng này đã trở thành ưu tiên chính trị quan trọng nhất của chính phủ Trung Quốc. Bản dự thảo kế hoạch phát triển 5 năm được Quốc hội Trung Quốc thảo luận tới đây cũng sẽ có nội dung thuế môi trường và các giải pháp cắt giảm carbon khác.

Kế hoạch 5 năm này sẽ bao gồm các nỗ lực riết ráo xây đập thủy điện, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nếu được thông qua, kế hoạch cắt giảm khí thải này có thể sẽ mang lại cho Trung Quốc những hệ lụy không mong muốn. Nó có thể phá hủy mãi mãi các dòng sông lớn của Trung Quốc và các điểm nóng đa dạng sinh học quan trọng của thế giới.

Đọc tiếp »

Posted in Thiên nhiên | Leave a Comment »

Dùng thuốc độc diệt rừng thông

Posted by bvnpost trên 27/02/2011

Khắc Dũng – Xuân Trung

Từ cuối tháng 1 đến nay, nhiều đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành kiểm tra các dự án đầu tư có liên quan đến đất rừng của tỉnh này.

Qua đó, nhiều sai phạm đã được phát hiện, chấn chỉnh. Và, trong những sai phạm được phát hiện, tại buổi kiểm tra mới đây nhất do Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến dẫn đầu, sai phạm khá hy hữu tại khu vực rừng thông dọc quốc lộ 723 (đường mới mở, nối Đà Lạt với Nha Trang) – đoạn qua huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) – khiến cho không ít người… bàng hoàng: Dùng thuốc độc để giết chết những cây thông vài mươi năm tuổi!

Đọc tiếp »

Posted in Thiên nhiên | Leave a Comment »

Sóng biển Lăng Cô

Posted by bvnpost trên 13/02/2011

Nguyễn Hữu Liêm

(Hỡi hành giả bên bờ biển xanh, hãy tìm ra viên Ngọc nằm ngoài vỏ sò Không và Thời! (Hafiz))

clip_image004

Bãi biển Việt Nam. Ảnh: NHL.

Trong một ngày đậm đông tháng trước, trên đường từ Đà Nẵng ra Đại học Huế để làm việc với Phân khoa Luật, tôi thấy như mình đang đi qua hai cõi. Từ một nơi nắng nhẹ, ấm mát của sông Đà, biển Non Nước, bên này rặng Hải Vân, chỉ cần đi qua khỏi đèo là mây mù bao phủ, mưa phùn, gió bấc cuộn lấy núi rừng, sông biển, con người xứ Huế. Khi xe vừa ra khỏi hầm đèo, nhìn xuống thị trấn Lăng Cô, tôi nói với người lái xe chở tôi, một Giáo sư luật từ miền Bắc, rằng theo tôi thì Lăng Cô có lẽ là thị trấn đẹp nhất Việt Nam. Vị Giáo sư thì cho rằng Đà Lạt mới đẹp. Tôi bảo vị ấy, “Hãy xem kìa!”.

Chúng tôi ghé vào một quán cà phê bên bờ biển để nhìn núi, nhìn mây. Trong lúc chờ cà phê nhỏ giọt vào ly, chúng tôi ra đứng trên một đồi cát cao, nhìn về phía đông và nam. Mây, biển, hồ, núi xanh bao phủ lẫn nhau tạo nên một nét huyền diệu, hùng vĩ. Đẹp lạ lùng. Vị Giáo sư bây giờ nói lên, “Bây giờ tôi mới thấy là Lăng Cô đẹp thật, dù tôi đã lái xe đi qua đây gần như hằng tuần!”. Có những cái đẹp hiển nhiên cần phải được nhắc nhở người ta mới nhận thấy được.

Đọc tiếp »

Posted in Thiên nhiên | Leave a Comment »

Cơ chế thủy – lâm và cảnh quan Đà Lạt

Posted by bvnpost trên 13/02/2011

Đoàn Nam Sinh

Chẳng ai hiểu được vì sao mà từ chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mãi đến ngày nay vẫn cứ duy trì một cái sai lầm chết người như vầy. Điều này chắc chắn có nhiều đấng bậc hiểu còn rõ hơn, nhưng vì sao chưa nói thì không biết.

Số là thảm thực vật rừng có chức năng như một miếng bọt biển, vừa thu hút nước mưa, vừa cho nước thấm dần xuống gương nước ngầm qua hệ thống gốc rễ. Nhờ đó rừng cản lũ, giữ lớp đất mặt màu mỡ, chống gió bão, khô hạn.

Rừng giữ nước và nước nuôi rừng, nên chính quyền thực dân và cả chế độ Sài Gòn cũ đã gắn kết nhiệm vụ quản lý tài nguyên rừng và nguồn nước – nước ngầm theo công thức Nha Thủy Lâm, Ty Thủy Lâm,…

Đọc tiếp »

Posted in Thiên nhiên | Leave a Comment »

Một Đà Lạt “thơ mộng” – còn hay mất?

Posted by bvnpost trên 30/01/2011

Mai Thái Lĩnh

clip_image001  

Ảnh 1: Năm đỉnh của dãy núi Lang-Bian (tranh vẽ đăng trong sách của Tardif)

 

Vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp khám phá ra cao nguyên Lang Bian, một trong những điểm gây ấn tượng nhất chính là địa hình của vùng đất ngày nay mang tên Đà Lạt. Bác sĩ Etienne Tardif – người tham gia một đoàn khảo sát trong hai năm 1899-1900, đã mô tả hình dáng của cao nguyên như sau: “Toàn bộ diện tích rộng lớn ấy (…) bao gồm một chuỗi những quả đồi tròn kế tiếp nhau, đồi này nằm cạnh đồi kia, đồi này chế ngự đồi kia, đồi này thì sườn dốc đứng, đồi kia thì duỗi ra và nằm dài trên mặt đất. Những gợn sóng ấy bị chia tách bởi những thung lũng nông hay sâu, rộng hơn hay hẹp hơn. Con đường nối liền Đà Lạt với Dankia len lỏi giữa những quả đồi ấy. Tất cả những ngọn đồi ấy được bao phủ bởi một lớp cỏ ngắn vào mùa khô, mọc cao vào mùa mưa, rất dày và khá cứng. Trong những thung lũng nhỏ là những bụi cây đủ loại, những đám sậy, và trên một vài bờ dốc là những đám thông và dẻ.[1] Những dòng nước chảy qua những thung lũng theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi người ta tìm thấy những dòng suối chảy siết, nhưng thường thì chỉ là những vũng nước tù hãm, rất sâu, bị che giấu dưới những thảm thực vật mọc rất dày và rất mạnh mẽ.”

Tardif đã leo lên một trong năm đỉnh của dãy núi Lang Bian. Từ cao độ 2.000m nhìn xuống, ông thấy toàn bộ bề mặt của cao nguyên là màu xanh lá của hàng trăm quả đồi (nguyên văn: 150 quả đồi), trông giống như một “giỏ cam” lớn (un vaste “panier d’oranges”).[2]

Đọc tiếp »

Posted in Thiên nhiên | Leave a Comment »