Bauxite Việt Nam

boxitvn.net – boxitvn.wordpress.com – boxitvn.blogspot.com

  • Cách vào boxitvn.net

    Kính báo đề quý bạn đọc rõ: sau một thời gian không phá hoại nổi boxitvn.net, bọn "tin tặc" hiện đang giở trò phong tỏa trang mạng của chúng tôi bằng tường lửa. Đó là một hạ sách khiến nhiều bạn đọc hết sức bất bình. Chúng tôi sẽ đệ đơn nhờ cơ quan chủ quản là VNPT can thiệp để loại bỏ cách hành xử tồi tệ ấy. Nhưng trong khi chờ đợi, xin quý bạn ở Việt Nam hãy vào trang mạng bằng cách đơn giản sau: vào google.com, đánh chữ anonymouse.org rồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữ Deutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ: http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp: www.boxitvn.net, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously. Thế là trang boxitvn.net đã hiện diện trước mắt quý bạn - Bauxite Việt Nam.


    boxitvn.net

    boxitvn.blogspot.com

    boxitvn.wordpress.com


    Email liên lạc: bauxitevn@gmail.com


  • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    Khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng Điều hành trực tiếp: GS Nguyễn Huệ Chi.

    free counters

  • Theo dõi

Archive for the ‘Tiếng dân’ Category

Cần bảo tồn Nghĩa trang quân đội Biên Hòa trong tinh thần hòa giải dân tộc

Posted by bauxitevn trên 26/04/2011

Thanh Phương

Khi tôi đang biên tập bài viết này thì bà Lê Hiền Đức gọi điện đến cho biết, có đến hàng trăm người dân oan các tỉnh miền Nam từ rất nhiều tỉnh kéo về Hà Nội, tụ tập trước nhà bà vì không còn biết nhờ vả vào đâu; có người là vợ cựu chiến binh Tiểu đoàn 307 lừng danh hiện đang bị nhồi máu cơ tim và trong cơn thập tử nhất sinh đó chính quyền không nương tay đã hạ lệnh cướp đất của ông; có người phải đem theo cháu nhỏ ra Hà Nội vì trước chính sách “3 sạch” ở Đắc Nông người ta sợ ngay cháu nhỏ cũng có thể là đối tượng làm “sạch” của người cầm quyền địa phương. Nhưng bà Đức nói thêm: Ở Hà Nội họ cũng không biết ăn ngủ ở đâu ngoài việc lang thang vạ vật tại các vườn hoa vì Nhà nước đã có lệnh cho các quán trọ không chứa chấp họ, thật là cùng kế.

Đấy, cứ nhìn vào dân chúng ở phía bên này, những người vốn là cơ sở cách mạng và là cách mạng hẳn hoi mà còn như thế đấy, nói chi những thành phần ở phía bên kia, là “lính ngụy” thì số phận như thế nào hẳn cũng đoán ra được.

Cho nên nếu nói trên lý thuyết thì dễ lắm, “hòa giải hòa hợp”, “nghĩa tử nghĩa tận”, “cùng chung máu mủ”… ôi chao, tốt đẹp làm sao! Có ai mà không sướng rơn lên trước những lời mỹ miều như thế. Nhưng khi đi vào cụ thể, mọi chuyện lại không hề đơn giản. Cũng may mà Quân khu 7 quản lý Nghĩa trang Quân đội VNCH Biên Hòa từ bấy đến nay chứ nếu không thì có lẽ đến bây giờ mặt mũi của nó cũng đã biến mất tăm – dám chắc thế lắm – giống như mọi nghĩa trang quân đội VNCH ở các tỉnh rồi. Thôi thì ta đành cứ âm thầm thôi, ai làm được gì cho từng phần mộ hãy cứ lặng lẽ mà làm: đắp điếm, sửa sang, xây lên… hãy cố gắng hết sức trong khả năng có thể.

Nhưng mọi việc cũng chẳng biết đâu mà nói trước. Người ông nội tôi, chí sĩ Nguyễn Hiệt Chi, thành viên sáng lập Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh ở Phan Thiết, nơi cụ Hồ thuở còn là Nguyễn Tất Thành đã đến dạy ở đây năm 1911, ông còn có một người em là Nguyễn Hàng Chi là thủ lĩnh phong trào xin xâu bị Pháp chém năm 1908. Thế mà giờ đây Chi gia trang của ông nội tôi đã được xếp hạng di tích vẫn bị địa phương chủ tâm để cho tàn lụi, mộ phần ông trở thành mộ phần một kẻ vô danh. Nhiều người bảo tôi: Hãy làm đơn kêu cứu đi! Tôi bảo: Làm để làm gì? Quy luật cuộc sống là vậy, làm sao lớp người sinh sau với những yêu cầu hết sức thực dụng của họ – tiền và tiền, chức và chức – biết đoái hoài đến dù là một phần những gì để lại của lớp người đi trước (bà Ba Sương mà mang lụy chính là vì không hiểu được chỗ biện chứng nghiệt ngã này của lòng người và sự vật). Đành là ta hãy lấy một câu thơ xưa làm châm ngôn để an ủi: “Vị quy tam xích thổ / Bất bảo bách niên thân / Ký quy tam xích thổ / Bất bảo bách niên phần” (Chưa về ba thước đât / Thân trăm tuổi khó yên / Đã về ba thước đất / Mộ trăm năm đâu bền). Mọi việc như nước chảy qua cầu, lớp sau là kẻ dày xéo lên hành tích của lớp trước, và cái thế hệ đang ngồi trên chiếc ghế quyền lực hôm nay cũng không thoát khỏi quy luật đào thải tàn nhẫn đó.

Nguyễn Huệ Chi

Đọc tiếp »

Posted in Tiếng dân | Leave a Comment »

Lại hai bài viết khác quanh bài báo của GS Ngô Bảo Châu

Posted by bvnpost trên 12/04/2011

Chúng tôi đã định chấm dứt đề tài “Ngô Bảo Châu và phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ” ở đây, nhưng không sao dứt được, vì bạn đọc cứ gửi bài đến. Và giá trị khơi gợi trong các bài viết mới ít nhiều cũng làm cho vấn đề nẩy nở thêm những khía cạnh mới đáng cho ta suy nghĩ, dù rằng có thể ta không hẳn đã đồng tình. Hai bài viết dưới đây đều cùng nhìn nhận ý kiến Ngô Bảo Châu từ một âm hưởng – ngợi ca. Mặc dầu thế, nội hàm của “phát ngôn Ngô Bảo Châu” thì lại được giải mã theo hai phương vị ngó như đối lập. Một, nhìn nhận mấy lời mở đầu trong bài “Về sự sợ hãi” đúng là đánh giá thấp Cù Huy Hà Vũ thật, và một nữa thì lại xem xét nó trong hàm nghĩa ẩn của nó, tức là đi tìm những lời không nói ra đằng sau “cái nói ra” của Ngô Bảo Châu. BVN cũng thấy phân vân nên không có cách nào hơn là đưa lên mạng để chất chính bạn đọc.

Dẫu sao chúng tôi cũng nghĩ, sau hai bài này, sự phán xét Ngô Bảo Châu từ ảnh xạ của vụ án Cù Huy Hà Vũ tưởng cũng đã nên khép lại, bởi lẽ tuy là một cơ hội hiếm có để một ánh chớp nhoáng lên giúp ta nắm bắt được một nét nào đấy trên diện mục một con người, song trước sau ánh chớp cũng chưa phải là ánh sáng mặt trời, và đoán định sự đẹp xấu qua ánh chớp vẫn cứ có thể là võ đoán.

Nguyễn Huệ Chi

Đọc tiếp »

Posted in Tiếng dân | Leave a Comment »

Lên sáu

Posted by bvnpost trên 10/04/2011

Kính gửi các Bác, các chú trong BBT trang Bauxite Việt Nam,

Cháu là một người con xứ Nghệ đang công tác tại Hà Nội. Cháu là độc giả hàng ngày của Bauxite Việt Nam.

Qua diễn biến và kết quả của việc xét xử anh Cù Huy Hà Vũ, lòng cháu cảm thấy buồn và thất vọng cay đắng.

Cháu muốn mượn lời con trẻ, làm mấy dòng thơ nhỏ gửi các Bác, các Chú để được chia sẻ.

Mong được các Bác, các chú quan tâm.

Chúc các Bác, các Chú luôn khỏe mạnh và minh mẫn trước mọi vấn đề.

Minh Tu

Đọc tiếp »

Posted in Tiếng dân | Leave a Comment »

Thư ngỏ gửi quý vị Đại biểu Quốc hội Khoá 12

Posted by bvnpost trên 22/03/2011

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—o0o—

 

Hải Phòng, ngày 14 tháng 3 năm 2011

Thư ngỏ gửi quý vị Đại biểu Quốc hội Khoá 12

Nhân dịp Quốc hội Khoá 12 họp phiên thứ 9 từ ngày 21/3/2011 đến 29/3/2011

để thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2007 – 2011 và chuẩn bị bầu Quốc hội khoá 13

Tôi là Bùi Như Thủy, 84 tuổi, số nhà 18 gác 2 Phạm Bá Trực – Hải Phòng. Tôi đã 12 lần đi bầu cử Quốc hội nhưng chưa bao giờ được tiếp xúc với Đại biểu Quốc hội; có nhiều điều bức xúc muốn đề đạt với Quốc hội nhưng không được. Tôi đã gửi 21 lá đơn đến Quốc hội mà không được trả lời; viết bài gửi cơ quan ngôn luận thì họ không dám đăng tải, sợ bị phạt 40 triệu đồng như Nghị định ngày 16/2/2010 của Chính phủ.

Đọc tiếp »

Posted in Tiếng dân | Leave a Comment »

Bài học 40 năm trong “mớ bòng bong đấu tranh giai cấp” của đời bố – Tặng con 14 tuổi

Posted by bvnpost trên 18/03/2011

Phan Châu Thành

imageCon trai yêu quí, năm nay con sẽ tròn 14 tuổi, và bố viết bài này tặng con nhân dịp trọng đại này. Đối với bố, đó là kỷ niệm trọng đại, vì cuộc đời bố dường như chỉ thực sự bắt đầu năm bố 14 tuổi, mảnh khảnh như con bây giờ, từ khi bố phải tham gia vào…”đấu tranh giai cấp”!

Lần đầu tiên bố biết đến khái niệm “thành phần giai cấp” là năm lớp 7, khi bố phải làm đơn và hồ sơ thi lên cấp 3 và vào Đoàn TNCS. Khi đó bắt buộc phải ghi rõ “thành phần giai cấp” và “thành phần chính trị” của mình. Vì không biết đó là gì nên bố được thầy cô hướng dẫn “khai” mình có thành phần giai cấp là “tiểu tư sản học sinh”, khai cha mẹ mình là “công nhân vô sản”, và ông bà là “bần cố nông”… Về thành phần chính trị, bố ghi là “đội viên Thiếu niên Tiền phong”, và rất thích thú, dù cũng không hiểu thành phần chính trị là gì!

Thấy lạ về thành phần giai cấp của mình, bố đến trường hỏi các thầy cô – những người bố rất kính yêu – xem họ thuộc thành phần nào? Họ đều tự nhận là tiểu tư sản, nên bố càng băn khoăn hơn. Hỏi tại sao họ là tiểu tư sản thì thì được giải thích vì họ không lao động chân tay, không làm ra của cải cho xã hội – bị coi là ăn bám, và có một ít tài sản (tiểu)… (?). Các thầy cô đã dạy bố cấp 2 cấp 3 ở vùng trung du “chó ăn đá gà ăn sỏi” ấy ai giàu nhất là có xe đạp, không ai có radio… và đều ở trong những căn phòng vách trát đất trộn rơm lợp mái tranh do chính học sinh như bố cùng các thầy cô lao động làm nên… Còn ăn bám ư? Họ là những nhà giáo tận tụy vô tư vì học trò nhất mà bố từng được học. Không làm ra của cải vật chất ư? Họ đã “làm ra” thế hệ bố – thế hệ đang cầm quyền…

Đọc tiếp »

Posted in Tiếng dân | Leave a Comment »

Thư giãn Chủ nhật: Mưu kế giải phóng mặt bằng

Posted by bvnpost trên 23/01/2011

 

Blogger Người Buôn Gió

Hôm nọ có kẻ gặp mỗ, hỏi rằng dạo này thiên hạ chuyện giải phóng đền bù đất đai nóng hổi. Nhiều nơi dằng dai mãi chưa xong. Có ý gì hay xin chia sẻ.

Mỗ hỏi lại rằng, việc giải phóng liên quan đến hai bên, bên là dân, bên kia là triều đình. Vậy xin hỏi ngài xin ý kiến cho bên nào?

Kẻ kia nói rằng:

– Tất là xin ý kiến cho triều đình, vừa có thù lao lớn, vừa lại không bị khép tội xúi dục kích động.

Đọc tiếp »

Posted in Tiếng dân | Leave a Comment »

Cần đầu tư một khoản kinh phí lớn để thu hút Việt kiều

Posted by bvnpost trên 22/01/2011

Nguyễn Hữu Quý

clip_image002[8]

 

Chùa Một Cột 1049 – Nơi còn hội tụ “Hồn thiêng sông núi”…

 

Khó có ai mà biết được chính xác rằng, hàng năm số tiền thất thoát do tham nhũng, lãng phí ở nước ta là bao nhiêu; nhưng nếu đặt nó trong môi trường “… bây giờ tìm được người gọi là ‘sạch sẽ’ một tí thì chắc là cũng khó, cũng hiếm”[1], như ý kiến của ĐB Nguyễn Chí Dũng tại một phiên họp trong ĐHXI vừa rồi; hoặc như trong bài phát biểu do ông Nông Đức Mạnh đọc tại buổi lễ khai mạc ĐHXI, ông nói: “… Có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương [2]…; trong môi trường như thế, nếu ta cứ tạm tính một cách khiêm tốn ước khoảng bằng 5% GDP, thì hàng năm nước ta mất đi khoảng 5 tỷ USD (khoảng 100.000 tỷ VNĐ); số tiền này bằng khoảng 2 lần chi phí quốc phòng; và “…bằng một tỉnh thu nhập 1.000 tỷ đồng/một năm, phải làm quần quật, không ăn uống, mua sắm gì một thế kỷ mới trả nợ được” [3] v.v.

Vài nội dung tóm lược như vậy để thấy rằng, đất nước ta không nghèo đói, lạc hậu… mới là chuyện lạ.

Đọc tiếp »

Posted in Tiếng dân | Leave a Comment »

Khiếu nại đông người “là lợi ích chính đáng”

Posted by bvnpost trên 18/11/2010

clip_image001  

Khiếu kiện đông người về đất đai ở tp Hồ Chí Minh.

 

Lãnh đạo Quốc hội Việt Nam thừa nhận khiếu nại đông người là “lợi ích chính đáng” của người dân, “một thực tế” cần được chấp nhận.

Cạnh đó Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói thêm, “cần hạn chế việc lợi dụng gây rối, kích động,” trong khi bảo vệ lợi ích của người dân.

Chiều ngày 15/11 Quốc hội Việt Nam thảo luận lần đầu tại Hội trường về dự án Luật Khiếu nại.

Báo cáo của Ủy ban Pháp luật nhắc đến tình trạng khiếu nại đông người vẫn diễn ra ở nhiều nơi, liên quan chủ yếu đến đất đai, nhà ở, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư.

Cách giải quyết của cơ quan có thẩm quyền vẫn là thanh tra và xác minh, rồi ra văn bản trả lời. Tuy nhiên do luật chưa hoàn chỉnh, chuyện giải quyết khiếu kiện vẫn còn “gặp nhiều khó khăn và lúng túng,” theo tờ trình của Ủy ban Pháp luật.

Hiện nay Việt Nam đang có Luật Khiếu nại, tố cáo, với điều khoản cấm tập trung đông người để khiếu nại. Quốc hội, trong khi đó, muốn thông qua bộ luật mới, mang tính cập nhật hơn.

Thực tế thay đổi

Một trong các nguyên nhân làm cho khiếu kiện đông người khó giải quyết, theo đại biểu Lê Thị Dung (An Giang) là “lãnh đạo cơ quan” không tiến hành đối thoại trực tiếp với dân.

Đọc tiếp »

Posted in Tiếng dân | Leave a Comment »

Đơn kêu cứu

Posted by bvnpost trên 22/10/2010

Chúng tôi nhận nhiều đơn kêu cứu, mà nhiều lần phải ngậm ngùi bất lực, đành viết thư tạ lỗi với dân oan. Xã hội chúng ta tổ chức thế nào, mà khiếu kiện càng ngày càng ngày càng tăng, hàng trăm trang Bauxite Việt Nam như thế này cũng không thể tải hết đơn khiếu kiện! Chúng tôi biết sức của mình – chỉ một nhúm người không chút quyền lực! Nhưng lần này chúng tôi không cầm lòng được, dù đây là trường hợp Bauxite Việt Nam đã từng đăng tải (xin xem https://boxitvn.wordpress.com/2010/08/17/ti%E1%BA%BFng-dn-ku/). Cụ Huỳnh Thúc Kháng dưới thời thực dân xưa chủ trương báo Tiếng dân. Nay nước nhà độc lập, mà TIẾNG DÂN kêu oan vẫn dậy đất. Xem ra những người chịu trách nhiệm vẫn không thấm thía lời răn của Nguyễn Trãi trong bài thơ Quan hải (關海): Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ (覆舟始信民猶水) (Lật thuyền mới rõ dân như nước). Nước có thể chở thuyền, mà cũng có thể lật thuyền. Đừng để tiếng kêu phải thành tiếng thét!

Xin đăng nguyên văn thư và đơn của vợ chồng ông bà Phạm Văn Trung và Bùi Thị Đoá.

Bauxite Việt Nam

Đọc tiếp »

Posted in Tiếng dân | Leave a Comment »

Tiếng dân kêu

Posted by bvnpost trên 17/08/2010

Hải phòng  16-8-2010

image Kính gửi : Giáo sư Nguyễn Huệ Chi – trang mạng boxitvn.net

Tôi Bùi Thị Đóa 72 tuổi, văn hóa lớp 6 bổ túc , trú 550 Tôn đức Thắng HP. Xin được hỏi và nhờ ông giúp đỡ như sau:

Tôi kêu cứu theo Hiến pháp, luật pháp VN, từ quan chức thấp đến cao nhất của Nhà nước, cụ thể là:

1/  Bộ chính trị và UBTV quốc hội: 120 đơn

     Ô. Mạnh  Tổng bí thư:                 19 đơn

     Ô. Triết  Chủ tịch nước:              25 đơn

     Ô.  Trọng Chủ tịch quốc hội:       17 đơn

     Ô.   Dũng Thủ tướng CP:             23 đơn

2/  Đúng, được pháp luật bảo hộ trả lời? Kêu cứu sai, bị xử tội từ nhỏ đến to?

Đọc tiếp »

Posted in Tiếng dân | Leave a Comment »