Bauxite Việt Nam

boxitvn.net – boxitvn.wordpress.com – boxitvn.blogspot.com

  • Cách vào boxitvn.net

    Kính báo đề quý bạn đọc rõ: sau một thời gian không phá hoại nổi boxitvn.net, bọn "tin tặc" hiện đang giở trò phong tỏa trang mạng của chúng tôi bằng tường lửa. Đó là một hạ sách khiến nhiều bạn đọc hết sức bất bình. Chúng tôi sẽ đệ đơn nhờ cơ quan chủ quản là VNPT can thiệp để loại bỏ cách hành xử tồi tệ ấy. Nhưng trong khi chờ đợi, xin quý bạn ở Việt Nam hãy vào trang mạng bằng cách đơn giản sau: vào google.com, đánh chữ anonymouse.org rồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữ Deutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ: http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp: www.boxitvn.net, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously. Thế là trang boxitvn.net đã hiện diện trước mắt quý bạn - Bauxite Việt Nam.


    boxitvn.net

    boxitvn.blogspot.com

    boxitvn.wordpress.com


    Email liên lạc: bauxitevn@gmail.com


  • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    Khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng Điều hành trực tiếp: GS Nguyễn Huệ Chi.

    free counters

  • Theo dõi

Archive for the ‘Văn Hóa’ Category

Nhân ngày Phật đản – Khi bước vào hiện tượng con người

Posted by bauxitevn trên 08/05/2011

Nguyễn Hữu Liêm

imageRằm tháng Tư âm lịch, hay là 17 tháng 5 năm nay, 2011, là ngày lễ Phật đản. Câu chuyện về đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh là một tác phẩm biểu tượng và ẩn dụ ngoạn mục.

Chuyện kể vầy. Ở vùng đất mang tên Jambudvipa, mà ngày nay được biết đến là bắc Ấn Độ, 2555 năm trước, là nơi tập hợp của nhiều vương quốc lớn nhỏ. Một trong những vương quốc đó là Kapilavastu, nằm dưới chân núi Himalayas (Tuyết Sơn), bắc ngạn của dòng sông Tapti. Cai trị quốc vương này là vua Suddhodana thuộc dòng họ Sakya (Thích Ca). Họ này có tên chung là Gotama. Hoàng hậu tên là Maha Maya (Vô Minh Lớn). Một hôm, Hoàng hậu Maya nằm mộng thấy một con voi trắng to lớn (thân tứ đại) đến bên mình và chĩa vòi ngà trắng vào bụng bà. Hoàng hậu Maya mang thai từ đó. Khi gần đến ngày sinh nở, Hoàng hậu yêu cầu được đi đến thành phố Devadaha. Khi đi được nửa đoạn đường, ngang qua công viên Lumbini (Lâm Tỳ Ni), Hoàng hậu trông thấy một bông hoa trắng nở ra từ một cành cây cổ thụ lớn trong vườn. Người dân địa phương cho Bà biết rằng cánh hoa mới nở hôm đó – và là lần nở hoa duy nhất sau cả ngàn năm cây cổ thụ đã tồn tại ở công viên này. Ngày ấy là Rằm tháng Tư âm lịch, giữa mùa hè nóng ẩm của xứ nhiệt đới. Hoàng Hậu Maya vươn tay trái ra để đụng đến cành hoa. Từ trong nách trái, trong giây phút cánh tay Bà đụng đến cánh hoa, Phật Thích Ca đản sinh. Ngài nhảy xuống đất, bước đi bảy bước. Mỗi bước chân mà Ngài đặt xuống có một đóa sen hồng nở lên đón chân Ngài. Khi đến bước thứ bảy, Ngài dừng lại, tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất bằng ngón tay trỏ, tuyên bố, "Thiên thượng địa hạ, duy Ngã độc tôn."

Đọc tiếp »

Posted in Văn Hóa | Leave a Comment »

NGÔ THÌ SĨ – NGƯỜI MỞ ĐẦU “CÁI TÔI” MANG MÀU SẮC CẬN ĐẠI (*)

Posted by bauxitevn trên 01/05/2011

Trần Thị Băng Thanh

Ngô Thì Sĩ (1726-1780), quê ở làng Tó, tên chữ là Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, là cha của năm tác gia họ Ngô Thì: Ngô Thì Nhậm (1746-1803), Ngô Thì Chí (1753-1788), Ngô Thì Trí (1766-?), Ngô Thì Hoàng (1768-1814), Ngô Thì Hương (tên khác là Thì Vị (1774-1821). Ông đỗ Hương tiến 1743, đỗ Hoàng giáp 1766, được phủ chúa tin dùng giao cho nhiều chức vị: Văn thị nội, Tùy giảng cho Thế tử Trịnh Sâm, Đốc đồng Thái Nguyên… rồi Tham chính Nghệ An. Năm 1771, do học trò Nghệ An kiện, ông bị Trịnh Sâm cách hết chức tước, giáng làm dân. 1775, được khởi phục(1), giữ chức Thiêm đô ngự sử, sau đó lại được giao biên soạn quốc sử. 1777, ông làm Đốc trấn Lạng Sơn. Sau chuyến công cán ở Nam Quan trở về ông lâm bệnh và mất tại nhiệm sở ngày 22 tháng X năm 1780. Ngô Thì Sĩ là tác gia lớn, người thực sự mở đầu Ngô gia văn phái. Trước tác của ông khá đồ sộ: Anh ngôn thi tập, Anh ngôn phú tập, Ngọ Phong văn tập, Khuê ai lục, Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký tục biên (đồng tác giả với Ninh Tốn, Nguyễn Sá, Phạm Nguyễn Du), Nam quốc vũ cống. Phụ thân ông là Ngô Thì Ức (1690-1736) – một người thực sự có tâm hồn nghệ sĩ, đã từng lều chõng đi thi Hội nhưng khoa bảng không có duyên với ông nên sau lần thi duy nhất đó, ông đã quay về với cuộc sống ẩn dật. Ngôi nhà nhỏ ở làng Tó đã trở thành “xa-lông văn học” trong vùng và những vần thơ tiêu dao của ông đã đưa người đọc đương thời như trở về với một thuở Đào Nguyên:

Đọc tiếp »

Posted in Văn Hóa | Leave a Comment »

Ý Lan biểu diễn ở Hà Nội trong tháng Năm

Posted by bauxitevn trên 01/05/2011

clip_image001  

Nữ ca sỹ Ý Lan (cầm hoa) trong đêm diễn ‘Giấc mộng dài’ của Phạm Duy hồi tháng Bảy năm 2010

 

Ca sỹ Ý Lan, nữ nghệ sỹ nổi tiếng với các ca khúc của Phạm Duy sẽ có hai đêm diễn ở Hà Nội trong tháng Năm.

Một thông báo chính thức về chuyến lưu diễn này nói: "Lần xuất hiện đầu tiên của Danh ca Ý Lan tại Hà Nội sẽ là tại Nhà hát Lớn, nơi 57 năm trước, mẹ của Ý Lan là Danh ca Thái Thanh từng hát".

Thông báo cũng trích lời ông Nguyễn Ngọc Sơn, chủ Phòng trà Đồng Dao tại thành phố Hồ Chí Minh và Giám đốc chương trình biểu diễn sắp tới mang tên ‘Tiếng hát Ý Lan: Khung trời kỷ niệm’ nói:

“Ý Lan đã thu hút thính giả mọi giới trong nhiều lần xuất hiện tại Đồng Dao, nên tôi rất vui được đưa Ý Lan đến với người Hà Nội lần đầu tiên”.

Đọc tiếp »

Posted in Văn Hóa | Leave a Comment »

Khổng đi rồi Khổng lại về

Posted by bauxitevn trên 01/05/2011

Quốc Doãn

imageNhư đã thông báo vào tuần trước, tượng Đức Khổng Phu Tử (cao 9.5m và nặng 17 tấn) bất ngờ biến mất tại Bắc Kinh trong đêm thứ Năm 22-04-2011.

Đúng một tuần lễ sau đó báo The Economist(1) cho biết tượng đã trang trọng trở về nơi vị trí cũ trước Viện Bảo tàng Quốc gia ở quảng trường Thiên An Môn.

Vì Nhà nước không có lời giải thích chính thức rằng ai đã dời tượng đi đâu và để làm gì nên các lời bàn tán lan truyền ầm ĩ trên mạng, phần đông cho rằng có những thế lực rất mạnh đã phản đối việc phục hồi tư tưởng Khổng giáo như “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” cho dù Trung Quốc đang kêu gọi xây dựng một xã hội hài hòa. Nhưng rồi chẳng ai hiểu được tại sao tượng lại được khuân về chỗ cũ ngày hôm qua.

Đọc tiếp »

Posted in Văn Hóa | Leave a Comment »

Một phần của lịch sử

Posted by bauxitevn trên 30/04/2011

Kevin Bowen

Trịnh Lữ dịch

clip_image002

Kevin Bowen

Bây giờ đã là 36 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc. Nhớ 36 năm về trước hoặc gần hơn là thời gian mươi năm sau chiến tranh, hầu hết những người Mỹ và Việt Nam không hề nghĩ rằng: đến một ngày quan hệ của hai nước lại có thể đến gần nhau như bây giờ. Nhưng nếu không có những "chỉ dẫn" của văn hóa, hai dân tộc sẽ không tìm được con đường đến với nhau trong ý nghĩa cao cả nhất của con người. Và sự "chỉ dẫn" của văn hóa không những tối quan trong đối với hai dân tộc đã có một lịch sử bi thương mà đối với tương lai của toàn nhân loại.

LTS: Ngay cả khi cuộc chiến tranh đang ở giai đoạn tàn khốc nhất thì có những người lính của hai phía bắt đầu nhìn thấy vẻ đẹp và chủ nghĩa nhân văn trong nền văn hóa của hai dân tộc. Nhiều người lính Việt Nam đã mang trong ba lô của họ vào mặt trận những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn học Mỹ như Ông già và biển cả, Tiếng gọi nơi hoang dã, Chuông nguyện hồn ai, Lá cỏ, Cuốn theo chiều gió, Chùm nho nổi giận…. Còn những lính Mỹ, tuy không có cơ hội đọc được những tác phẩm văn học Việt Nam trong thời gian chiến tranh nhưng họ được chứng kiến những vẻ đẹp và chủ nghĩa nhân văn của văn hóa trong chính đời sống ở các miền đất Việt Nam, nơi họ đã nổ súng và ném bom. Chính điều đó đã làm nên phong trào phản chiến.

Đọc tiếp »

Posted in Văn Hóa | Leave a Comment »

Nữ danh ca Bạch Yến: 51 năm trở lại với Lời buồn thánh

Posted by bauxitevn trên 24/04/2011

Kim Yến

Rất quý trọng giọng ca Bạch Yến, nhưng Bạch Yến vẫn không thể thay thế Khánh Ly trong tâm hồn mỗi chúng ta khi ta chợt bồi hồi thức dậy nỗi ám ảnh Trịnh Công Sơn.

Nguyễn Huệ Chi

clip_image002

Nữ danh ca Bạch Yến trong lễ kỷ niệm sinh nhật của NS Trịnh Công Sơn ở quán Hội Ngộ ngày 28.2.2011.

 

SGTT.VN – Đêm 28.2.2011, giữa thiên nhiên đầy gió của Hội Ngộ, nữ danh ca Bạch Yến đã làm thức dậy bao hồi ức ngọt ngào về Trịnh Công Sơn khi chị cất lên những cung bậc chất ngất của Lời buồn thánh.

Cùng với lá thư Trịnh Công Sơn viết gửi Dao Ánh trong tác phẩm Thư tình gửi một người, chúng ta lại một lần nữa thấu hiểu hơn nỗi u sầu của một con người đã yêu thương cuộc đời, yêu thương tình yêu của mình bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng…

“Tiếng hát Bạch Yến đã nuôi anh trong một nỗi bàng hoàng”

Trịnh Công Sơn đã thổ lộ như thế trong lá thư gửi Dao Ánh ngày 18.10.1964, khi anh nghe Bạch Yến hát lần đầu tiên Lời buồn thánh ở phòng trà Tự Do. Bài hát này đích thân anh tập cho Bạch Yến, và đã từ Blao xuống Sài Gòn suốt cả tuần để nghe Bạch Yến hát. Khi ấy, anh chỉ là một giáo viên nghèo, chưa nổi tiếng, cũng không đủ tiền để đến phòng trà coi Bạch Yến hát. Chính Bạch Yến đã mời anh đến nghe suốt nhiều đêm, và rồi anh đã chọn chị để công diễn Lời buồn thánh lần đầu tiên.

Đọc tiếp »

Posted in Văn Hóa | Leave a Comment »

Cuốn Theo Chiều Gió’ và kỷ niệm 150 năm nội chiến Mỹ

Posted by bauxitevn trên 24/04/2011

Lan Phương

Trong tuần lễ từ 12 tháng Tư, nước Mỹ đã bắt đầu những tiết mục kỷ niệm ngày nội chiến bùng nổ 150 năm trước đây. Cũng vào dịp này cuốn sách và cuốn phim "Gone with The Wind" (Cuốn theo chiều gió) với bối cảnh là cuộc nội chiến đã được những người ái mộ, những "Windies" nhắc nhở đến nhiều, nhất là tại Atlanta và vùng phụ cận, nơi có Viện bảo tàng Gone With the Wind.

clip_image001

Clark Gable và Vivien Leigh (vai Rhett Butler và Scarlett O’Hara) trong bộ phim Cuốn theo chiều gió, 1939. Hình: AP

Đọc tiếp »

Posted in Văn Hóa | Leave a Comment »

TRẦN QUỐC TUẤN VÀ “DỤ CHƯ TỲ TƯỚNG HỊCH VĂN”(*)

Posted by bauxitevn trên 24/04/2011

Nguyễn Phạm Hùng

imageTrần Quốc Tuấn sinh năm 1232, mất năm 1300, là con thứ của An Sinh vương Trần Liễu, cháu ruột vua Trần Thái Tông. Là con cháu dòng họ Trần ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nhưng ông trưởng thành ở Thăng Long, thấm nhuần văn hóa Thăng Long. Sử sách còn truyền, thuở nhỏ ông rất có khiếu văn chương và võ nghệ. Ông được gia đình kỳ vọng rất nhiều và bản thân cũng luôn mong được thỏa chí “tang bồng, hồ thỉ”. Được tiếp thụ một nền học vấn uyên thâm, nhất là về “lục thao, tam lược”, ông đã mau chóng bộc lộ thiên tài về quân sự. Trong suốt thời kỳ sôi động chống ngoại xâm, ông luôn đứng ở những nơi gian nan, nóng bỏng nhất. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), mới 25 tuổi, ông đã là một viên tướng trấn giữ nơi biên ải. Trong hai cuộc kháng chiến sau này, năm 1285 và 1287-1288, ông đều được cử làm Tổng tư lệnh quân đội, chức Tiết chế thống lĩnh toàn quân, tước Hưng Đạo vương. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Dụ chư tỳ tướng hịch văn (mà ngày nay mọi người quen gọi là Hịch tướng sĩ) được làm trước khi nổ ra cuộc kháng chiến lần thứ hai, góp phần quan trọng vào thành công của cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, và trở thành tác phẩm quan trọng nhất của hịch văn Việt Nam.

Trần Quốc Tuấn là một nhân cách lớn, tiêu biểu cho con người Việt Nam thời kỳ này. Đó là người anh hùng của thời loạn, nhà chính trị lỗi lạc của thời bình, nhà ngoại giao tài giỏi trong quan hệ với nước ngoài. Nhưng ông cũng là con người của đời thường với những dấu ấn về nhân cách khó phai nhòa.

Đọc tiếp »

Posted in Văn Hóa | Leave a Comment »

Bí ẩn trong ngôi mộ cổ gần 2.000 năm ở Hà Nội

Posted by bauxitevn trên 24/04/2011

clip_image001

Những chữ cổ trong ngôi mộ có ý nghĩa gì?

Ngôi mộ nhỏ có hoa văn “xương cá”, “trám lồng”. Nhưng một điều bí mật chưa được giải mã là ngôi mộ lớn có tới 40 chữ Hán cổ: bên trái là bộ “thổ”, bên phải là bộ “mộc”…

Đọc tiếp »

Posted in Văn Hóa | Leave a Comment »

Về những điều lẽ ra

Posted by bauxitevn trên 17/04/2011

Trần Ngọc Vương

Kính gửi BBT Bauxite Việt Nam,

Đã nhiều lần bị mất bản thảo bởi những nguyên nhân khác nhau, gần đây tôi lại bị mất "một mẻ lớn" do khi mình không kiểm soát, người giúp việc cứ thấy tập nào giấy cũ là mang nhồi cho đồng nát (theo một yêu cầu chung chung của người nhà, mà quên rằng cô bé giúp việc không biết đọc!).

Bản thảo bài thơ này cũng bị mất. Sợ rồi đến lúc trí nhớ không còn "tử tế" với mình nữa, tôi xin nhờ Bauxite Việt Nam lưu ký lại .

Xin trân trọng cảm ơn trước,

T.N.V.

Đọc tiếp »

Posted in Văn Hóa | Leave a Comment »

VŨ QUỐC TRÂN VÀ BÍCH CÂU KỲ NGỘ(*)

Posted by bauxitevn trên 17/04/2011

Phạm Ngọc Lan

imageVũ Quốc Trân nguyên quán làng Đan Loan huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (nay là Hải Hưng). Chưa rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết ông sinh ra, lớn lên và sống hầu hết đời mình ở Thăng Long (Hà Nội) vào khoảng giữa thế kỷ XIX và là người đồng thời với các nhà thơ nổi tiếng như Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), Chu Thần Cao Bá Quát (1808-1855). Ông còn được gọi là ông Mền Đại Lợi vì sống ở phường Đại Lợi (một phần phố Hàng Đào bây giờ) và từng đỗ mấy khoa Tú tài. Ngoài việc dạy học, đào tạo được nhiều học trò thành đạt, ông còn sáng tác thơ văn và để lại một tác phẩm bằng chữ Nôm khá đặc sắc là Bích Câu kỳ ngộ(1). Những vấn đề mà tác phẩm này đặt ra cũng như sức hấp dẫn của nó qua nhiều đời đến nay vẫn có ý nghĩa.

Bích câu kỳ ngộ – như tên gọi của nó – là một câu chuyện truyền kỳ xảy ra dưới thời Hồng Đức nhà Lê, kể về một kỳ ngộ yêu đương giữa nàng tiên Giáng Kiều và chàng thư sinh Tú Uyên ở bên bờ con ngòi biếc.

Đọc tiếp »

Posted in Văn Hóa | Leave a Comment »

Không lợi dụng thần tượng

Posted by bvnpost trên 16/04/2011

Phạm Anh Tuấn

GS Ngô Bảo Châu là một thiên tài toán học, tuy ông không phải là thiên tài toán học độc nhất (the genius), tất nhiên càng không phải là thiên tài về tất cả. Cách làm việc của ông, theo như tôi được đọc trong một bài phỏng vấn ông, là bắt đầu bằng việc đi tìm các câu hỏi chứ không đi tìm các câu trả lời. Cách viết của ông giống như một sự gợi câu hỏi. Vì thế cần tôn trọng những điều ông viết ra. Sự ồn ào dấy lên quanh một phát biểu hoặc có thể là mọi phát biểu của GS Ngô Bảo Châu cũng là điều dễ hiểu. Nó xuất phát từ hình ảnh của mỗi người về một thần tượng. Nhưng khi sự ồn ào bắt đầu lắng dần thì người ta lại bắt đầu thấy lấp ló một vài bàn tay cơ hội chủ nghĩa muốn khều khều vài thứ ra để chụp mũ và biến sự ồn ào vô hại đó thành một thứ phong trào “dân chủ”, hoặc một thứ hoa lài mà theo họ là chóng tàn quá nên hóa thành “hoa cứt lợn” (để chê hay để lấy lòng ai?), và cả những đầu óc ảo tưởng trong đó có cái tổ chức rất lớn ở nước ngoài đang ảo tưởng về một blogger được họ xếp là “blogger chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam”.

Đọc tiếp »

Posted in Văn Hóa | Leave a Comment »