Bauxite Việt Nam

boxitvn.net – boxitvn.wordpress.com – boxitvn.blogspot.com

  • Cách vào boxitvn.net

    Kính báo đề quý bạn đọc rõ: sau một thời gian không phá hoại nổi boxitvn.net, bọn "tin tặc" hiện đang giở trò phong tỏa trang mạng của chúng tôi bằng tường lửa. Đó là một hạ sách khiến nhiều bạn đọc hết sức bất bình. Chúng tôi sẽ đệ đơn nhờ cơ quan chủ quản là VNPT can thiệp để loại bỏ cách hành xử tồi tệ ấy. Nhưng trong khi chờ đợi, xin quý bạn ở Việt Nam hãy vào trang mạng bằng cách đơn giản sau: vào google.com, đánh chữ anonymouse.org rồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữ Deutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ: http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp: www.boxitvn.net, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously. Thế là trang boxitvn.net đã hiện diện trước mắt quý bạn - Bauxite Việt Nam.


    boxitvn.net

    boxitvn.blogspot.com

    boxitvn.wordpress.com


    Email liên lạc: bauxitevn@gmail.com


  • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    Khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng Điều hành trực tiếp: GS Nguyễn Huệ Chi.

    free counters

  • Theo dõi

Archive for the ‘Xã Hội’ Category

Lợi nhuận và lòng yêu nước

Posted by bauxitevn trên 17/06/2011

Nguyễn Lê Hiểu Mai

clip_image001  

Hoàng đế Quang Trung

 

Việc đa phương hóa quan hệ đi liền với cơ chế thị trường không chỉ đưa dân tộc đến trước ngưỡng cửa của sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, mà còn tạo điều kiện cho người dân đứng trước nhiều cơ hội để làm giàu. Lợi nhuận là hai chữ đi liền, thậm chí nhiều khi còn là linh hồn của cơ chế thị trường. Trong xã hội Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ hai chữ “lợi nhuận” lại trở nên thống thiết và đáng yêu như thời điểm này.

Khi một vấn đề được cực đoan hóa, thì cái mệnh đề đối lập với nó nếu ra đời cũng trở nên cực đoan, hoặc trong người khởi xướng, hoặc trong người tiếp nhận, đó là hiện tượng “đi từ cực đoan này đến cực đoan khác”, hay lấy một cực đoan chống lại một cực đoan. Sự ham hố lợi nhuận, không chỉ là tác động của cơ chế thị trường, mà một mặt, đấy là tác động của sự kìm nén những ham muốn trong giai đoạn trước đó.

Cơ chế mới tác động một cách sâu sắc đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó, rất mạnh mẽ đến một vấn đề hết sức quan trọng, vấn đề bảo đảm một phần rất lớn khả năng tồn tại của một xã hội: vấn đề đạo đức, theo một nội hàm rất rộng, trong đó có trách nhiệm trước đất nước, trước lịch sử.

Đọc tiếp »

Posted in Xã Hội | Leave a Comment »

Những Việt kiều ăn xin trên vùng Biển Hồ Tonlé Sap – Khúc ruột ngàn dặm bị bỏ quên

Posted by bauxitevn trên 11/06/2011

Trịnh Thanh Thủy

clip_image002Khái niệm của một Việt Kiều sống ở nước ngoài không phải là một tổng thể thuần nhất mà nó rất phức tạp và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Những khác biệt, địa lý, kinh tế, tài chánh, văn hoá, tình trạng hội nhập đã tạo nên nét đặc thù riêng của từng nhóm Việt Kiều của từng quốc gia, từng nơi chốn mà họ chọn định cư. Giai đoạn họ đi ra khỏi nước cũng làm nên sự khác biệt nàỵ. Thí dụ người đi khoảng thời gian trước 1975, khác với người đi sau. Người đi vào năm 1975 khác với thuyền nhân hay đường bộ và không giống những người đi theo diện HO hay đoàn tụ gia đình. Cái khác biệt nhất là tình trạng sống và mức sống kinh tế của họ.

Cũng là người Việt mà Việt Kiều ở Úc, ở Mỹ, Âu châu, Đông Âu hay Đài Loan lại hoàn toàn khác với một người Việt ở Campuchia. Ít nhất là vấn đề mức sống và như vậy khi nhìn về Việt Kiều, chúng ta cần có một cái nhìn đa diện cũng như một phong cách đối xử cho vừa công bằng vừa rõ ràng trên nhiều mặt kinh tế, xã hội, giáo dục.

Hôm nay tôi xin bàn tới những Việt kiều ở Campuchia. Dĩ nhiên những người này rất khác với những người ở phương Tây và thậm chí khác cả những người ở Đông nam Á như Hàn quốc, Đài Loan. Việt kiều ở Campuchia cũng có cái khác biệt rõ rệt giữa những người qua lâu đời từ trước năm 75 và người qua sau thời gian này. Nơi chốn định cư của họ ở đó, cũng khác như nguồn gốc của những người Việt đi từ Quảng Ninh, Mống Cái hay từ Sài Gòn hoặc miền Tây. Những người qua theo từng đợt, từng làng vì điều kiện kinh tế khác với những người phụ nữ tình nguyện hay bị bắt qua đó làm nô lệ tình dục, kể cả các em bé bị đưa sang vì tệ nạn ấu dâm.

Trong chuyến viếng thăm Đế Thiên, Đế Thích ở Campuchia, tôi tình cờ chứng kiến cuộc sống của một làng chài Việt Kiều ở vùng Biển Hồ. Nó đã gây cho tôi một ấn tượng sâu đậm và từ đáy lòng tôi đã dấy lên một câu hỏi khó lòng lý giải. Xin kể lại cho bạn đọc nghe và nếu có thể giải đáp dùm tôi.

Đọc tiếp »

Posted in Xã Hội | Leave a Comment »

Làm việc với an ninh

Posted by bauxitevn trên 05/06/2011

Nguyễn Tường Thụy

Buổi làm việc giữa tôi và cơ quan an ninh Bộ CA diễn ra một ngày, có nghỉ trưa. Gọi là làm việc nhưng thực chất là một cuộc thẩm vấn.

Tôi thấy ngạc nhiên khi trong giấy mời ghi mục đích là “để làm rõ một số vấn đề liên quan đến ANQG (an ninh quốc gia). Kinh quá.

Điều này tôi chờ đợi đã lâu. Không phải vì nghĩ rằng mình vi phạm pháp luật nên sẽ bị hỏi đến mà tôi đã hiểu cách làm việc của cơ quan an ninh trước những việc như thế này.

Đọc tiếp »

Posted in Xã Hội | Leave a Comment »

Chết bởi cái thói vô trách nhiệm

Posted by bauxitevn trên 28/05/2011

Nhà báo Mạnh Quân

imageĐầu năm đến nay, có bao nhiêu cái chết đau đớn bởi cái thói vô trách nhiệm. Có những cái chết tức tưởi bởi thói vô trách nhiệm của người có chức quyền, có những cái chết khốn khổ bởi chính sự vô tâm, thiếu trách nhiệm của chính người gặp nạn.

Vụ chìm tàu ở vịnh Hạ Long làm chết 12 người, trong đó có chục chú Tây ba lô mấy tháng trước, có cả sự thiếu trách nhiệm của cơ quan chức trách về quản lý tàu thuyền ở vịnh Hạ Long, của cơ quan quản lý du lịch: sao để cho một công ty du lịch (AZ Queen) kinh doanh lữ hành quốc tế trái phép? Hướng dẫn viên thì không có thẻ, tàu ra khơi thì không có cái áo phao nào, chủ tàu thì vô trách nhiệm đến tệ hại khi không đóng van để nước chảy vào trong thuyền, bỏ trực… Sau vụ đắm làm chết bao người như thế, người ta mới đi kiểm tra mà phát hiện ra còn gần 40 tàu du lịch khác lúc nào cũng có khả năng đắm vì những lỗi đại loại như: các vách chắn thủy chưa kín, hệ thống bơm cứu đắm, cứu hỏa không đạt yêu cầu… Thế thì nếu không có vụ đắm trên, một lúc nào đó một vụ đắm tương tự, có thể gây chết người nhiều hơn, hoặc ít hơn hoàn toàn có thể xảy ra. Thế mà đến giờ, cũng không có chắc là tình trạng trên đã được chấn chỉnh.

Đọc tiếp »

Posted in Xã Hội | Leave a Comment »

Ý chí quyền lực

Posted by bauxitevn trên 24/05/2011

(Nietzsche qua diễn giải của Deleuze)

Nguyễn Thị Từ Huy

imageGilles Deleuze phủ nhận việc người ta đã “nghi ngờ một cách sai lầm” về sự chính xác có tính hệ thống của triết học Nietzsche[1]. Ông phân tích các thuật ngữ của Nietzsche để chứng minh rằng chúng có nội hàm rất chính xác và chúng tạo thành một hệ thống. Đó là các thuật ngữ: sức mạnh, ý chí quyền lực, hoạt năng, phản ứng, khẳng định, phủ định, sự trở thành, sự quy hồi vĩnh cửu. Ở đây chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu diễn giải của Deleuze xung quanh khái niệm “ý chí quyền lực”, một khái niệm căn bản của triết học Nietzsche, rất dễ bị hiểu lầm và trong thực tế đã bị hiểu lầm.

Để hiểu khái niệm ý chí quyền lực, Deleuze đã xuất phát từ quan niệm của Nietzsche về sức mạnh, về tính hoạt năng và phản ứng của sức mạnh[2]. Ông nhận thấy: “đối với Nietzsche, khái niệm sức mạnh là khái niệm về một sức mạnh có quan hệ với một sức mạnh khác: từ phương diện này, sức mạnh được gọi là ý chí. Ý chí (ý chí quyền lực) là yếu tố khu biệt các sức mạnh” (9)[3] Deleuze còn đi tới xác định một cách cụ thể hơn: “ý chí quyền lực vừa là một yếu tố di truyền của sức mạnh, vừa là nguyên tắc của sự tổng hợp các sức mạnh.” (71) Ý chí quyền lực, với tư cách là yếu tố khu biệt và di truyền, tức là yếu tố có tính phả hệ học, bổ sung vào sức mạnh. Yếu tố khu biệt, vì nó hình thành nên sự khác biệt về lượng giữa các sức mạnh có quan hệ với nhau.

Đọc tiếp »

Posted in Xã Hội | Leave a Comment »

Lao động Việt Nam tại Malaysia đang chịu nhiều bất công

Posted by bauxitevn trên 24/05/2011

Trọng Thành

clip_image001  

Khu nhà ở của những người lao động nhập cư tại Kuala Lumpur (Malaysia), 25/6/2010

REUTERS/Samsul Said

 

Từ nhiều năm nay, có nhiều vụ ngược đãi, bóc lột hay lừa đảo đối với các lao động Việt Nam tại Malaysia, đặc biệt là một số vụ buôn người, đã được các phương tiện truyền thông loan tải. Bộ luật phòng chống buôn người vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 1/4/2011 và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2012.

Đầu tháng 5/2011, hội nghị các tổ chức xã hội công dân của các nước thuộc khối ASEAN đã diễn ra tại Jakarta, trong đó có nội dung liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của những người lao động nhập cư.

Để hiểu thêm về tình trạng của người lao động nhập cư Việt Nam tại Malaysia, RFI phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thành viên của tổ chức Liên minh bài trừ nô lệ mới ở Á Châu (CAMSA).

RFI: Xin thân chào tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. Malaysia vốn là nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam. Hiện nay, như anh biết, xu hướng lao động Việt Nam sẽ sang Malaysia ngày càng đông hơn. Là đại diện của một tổ chức thường xuyên theo dõi và hỗ trợ để bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam tại Malaysia, anh có thể cho biết, người lao động Việt Nam trong thời gian gần đây có được an toàn không, và có được đối xử công bằng không, thưa anh?

Đọc tiếp »

Posted in Xã Hội | Leave a Comment »

Sự biến mất của sức mạnh

Posted by bauxitevn trên 23/05/2011

luôn luôn phải bảo vệ kẻ mạnh chống lại kẻ yếu

Nietzsche

Nguyễn Thị Từ Huy

image“[L]uôn luôn phải bảo vệ kẻ mạnh chống lại kẻ yếu”[1]. Nếu đọc qua, mệnh đề này của Nietzsche có vẻ như phản tiến bộ, và khó chấp nhận. Nhưng nếu đặt nó trong toàn bộ quan niệm của ông về sức mạnh và về kẻ mạnh thì sẽ thấy ông rất có lý. Những phân tích của Deleuze về vấn đề sức mạnh hoạt năng và sức mạnh phản ứng của Nietzsche cho thấy rất khó để trở thành kẻ mạnh.

Theo Nietzsche, ở kẻ mạnh, sức mạnh hoạt năng chiến thắng bằng cách chế ngự sức mạnh phản ứng, và bằng cách vươn tới tự khẳng định mình. Kẻ mạnh tự khẳng định mình trong tư cách là kẻ sáng tạo. Bản chất của kẻ mạnh là sáng tạo và khẳng định sự khác biệt của mình, chứ không phải là phủ nhận kẻ khác. Và yếu tố sáng tạo gắn liền với yếu tố phê phán. Phê phán được hiểu là “sự phá hủy trở thành hoạt năng”. Nhờ năng lực phê phán mới có thể sáng tạo ra các ý nghĩa mới và các giá trị mới. Do vậy, kẻ mạnh là kẻ có khả năng phê phán, có khả năng tự phê phán (tự hủy diệt), và có khả năng chấp nhận sự phê phán. Bởi thế, phê phán và tự phê phán là điều kiện thiết yếu để đạt tới sự hoàn thiện, để nâng cao sức mạnh, để biến sức mạnh phản ứng thành sức mạnh hoạt năng. (Xin xem thêm bài “Phê phán và siêu nhân”).

Đọc tiếp »

Posted in Xã Hội | Leave a Comment »

Phê phán và siêu nhân

Posted by bauxitevn trên 22/05/2011

(Nietzsche qua diễn giải của Deleuze)

Nguyễn Thị Từ Huy

Phê phán: biểu hiện tích cực của một lối sống tích cực.

imageDeleuze nhận thấy rằng, đối với Nietzsche, triết học phải tiến hành công việc phê phán, triết học trở thành triết học phê phán. Nietzsche muốn biến nó thành nhát búa, cái nhát búa cao thượng. Nếu triết học không thực hiện được nhiệm vụ đó nó sẽ chết. Và triết gia chính là kiểu người phê phán. Ông ta phải luôn chống lại thời đại mình, phải luôn phê phán thế giới hiện tại. Ông ta có trách nhiệm phải làm cho những người cùng thời cảm thấy buồn phiền, vì ông ta không hợp thời, không hợp với thời đại của mình, nói cách khác là phải đi trước thời đại[1].

Vậy phê phán là gì? Ngay từ những trang đầu tiên của cuốn Nietzsche và triết học, Deleuze xác định rõ quan niệm của Nietzsche về sự phê phán: “Phê phán không phải là phản ứng của sự phẫn hận mà là biểu hiện tích cực của một lối sống tích cực: tấn công nhưng không trả thù (3)[2] Theo tiêu chí đánh giá của Nietzsche, phê phán là một thái độ sống tích cực, một yếu tố tích cực thúc đẩy cuộc sống phát triển. Triết học có tính phê phán, nhưng phê phán không phải là độc quyền của các triết gia, nó là một phương thức tồn tại của những ai muốn sống một cách tích cực. Do đặc trưng của nó, phê phán có thể có tính xâm hấn, có thể “độc ác”, nhưng đó là sự độc ác thần thánh. Phê phán đương nhiên không bao hàm sự chửi bới và mạt sát. Bởi vì, theo Nietzsche, sự khiêu khích hay xâm hấn của người phê phán là có tính thần thánh. “Cái búa” mà người phê phán sử dụng là một cái búa cao thượng. Người phê phán không “tư duy một cách thấp kém”, không bị phẫn hận chi phối. Trong hệ từ vựng của Nietzsche, những từ mà ông căm ghét, ghê tởm nhất là: ti tiện, hèn hạ. Theo hình dung của ông, những gì ti tiện, hèn mọn, vẫn sẽ tiếp tục tồn tại, dù chúng có bị lên án, đả kích tới mức độ nào đi nữa, nếu như chúng không được thay thế bằng một hiện trạng khác, bằng một thực tế khác, thực tế của những gì cao thượng, cao quý. Tình hình còn bi quan hơn nếu những cái ti tiện hèn hạ này lại bị đả kích bởi những cái ti tiện hèn hạ khác. Trong trường hợp đó, không hề có phê phán, theo nghĩa mà Nietzsche muốn. Và sẽ chỉ là một ảo tưởng thảm hại nếu tin rằng có thể xoá bỏ sự ti tiện khi dùng sự ti tiện này để lên án sự ti tiện kia. Đó không phải là phương thức của kẻ phê phán thực sự.

Đọc tiếp »

Posted in Xã Hội | Leave a Comment »

Lòng trắc ẩn và sự hổ thẹn

Posted by bauxitevn trên 11/05/2011

Hoàng Ngọc Diệp

(Những tâm sự gửi đến các con ruột và con nuôi của bố)

Hoàng Ngọc Diệp là một người Việt ở nước ngoài. Ông về Việt Nam sống và mong cống hiến tâm sức để xây dựng đất nước đã gần 20 năm nay. Đây là những dòng tâm sự về hiện tình đất nước mà ông viết cho con trai của mình trên facebook.

Chúng tôi thấy sự xác đáng, chân thành và đau đớn trong bài viết này. Xin giới thiệu đến quý độc giả mục Đối Thoại.

Tiền Vệ

Đọc tiếp »

Posted in Xã Hội | Leave a Comment »

ĐÁNG LO

Posted by bauxitevn trên 08/05/2011

Nguyễn Trọng Vĩnh

Láng giềng quân mạnh lại tiền nhiều

Tham vọng vươn thành đệ nhất “Siêu”

Bá chủ toàn cầu thâu tóm hết

Ngông nghênh “Đại Hán” một “Thiên triều”.

Dã tâm bành trướng kế mưu sâu

Lấn biển, mua rừng chiếm điểm cao

Thao túng thị trường, người rải khắp

Nguy cơ lệ thuộc đáng lo sao!

Nội bộ ta thì lại bất an

Giá tăng lương ít khỏ trăm ngàn

Bất công, dối trá, không dân chủ

Xóm, phố nghe nhiều tiếng oán than.

Ăn tiền, ăn đất chúng nên giầu

Hàng triệu dân nghèo bởi tại đâu?

Kẻ sống đế vương, người bới rác

Công lao cách mạng nghĩ mà đau.

N.T.V.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Posted in Xã Hội | Leave a Comment »

Nguyện vọng phục hồi Hội Hướng đạo tại Việt Nam

Posted by bauxitevn trên 08/05/2011

Cách đây khoảng một tuần lễ, ông Đặng Văn Việt, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 thời kháng chiến chống Pháp, được phía quân lính Pháp coi là “Con hùm xám đường số 4” và phía cán bộ và chiến sĩ Việt Nam thân mật gọi là “Đệ tứ quốc lộ đại vương”, đến gặp chúng tôi nhờ đăng lá thư ông gửi lên các vị lãnh đạo Nhà nước CHXHCN Việt Nam xin khôi phục lại sinh hoạt Hướng đạo vốn là một tổ chức quốc tế có ảnh hưởng sâu rộng trong thanh thiếu niên nhiều nước, cũng đã phát triển nhanh chóng ở khắp các miền Bắc Trung Nam Việt Nam từ trước Cách mạng tháng Tám cho mãi đến sau này, và từng góp phần rèn luyện không ít thế hệ tuổi trẻ chúng ta trở thành những con người sống vui, sống đẹp, có lý tưởng gắn bó hợp quần, có tinh thần bền bỉ vượt khó, cũng như biết giữ vững đạo đức và nâng cao thể chất của mình để đối phó với mọi bất trắc trong cuộc sống. Lá thư của ông Đặng Văn Việt gửi đi từ ngày 1-3-2011 nhưng đến nay vẫn chưa được hồi âm.

Tiếp theo lá thư trên, hôm nay BVN lại nhận được bài viết của LS Nguyễn Lệnh cũng bàn bạc xoay quanh chủ đề này. Nhận thấy đây là những đề xuất tâm huyết của hai thành viên kỳ cựu trong Hội Hướng đạo ngày trước, chúng tôi xin đăng cùng lúc cả hai để bạn đọc xa gần xem xét.

Bauxite Việt Nam

Đọc tiếp »

Posted in Xã Hội | Leave a Comment »

Nhân ngày chiến thắng Điện Biên Phủ – Gặp Em Vé Số Trên Đường Điện Biên Phủ

Posted by bauxitevn trên 07/05/2011

Lê Phú Khải

Tôi gặp em trên đường Điện Biên Phủ

Chiều đã xuống mà còn nhiều vé số

Ánh mắt lo âu…

Tóc rối bù!

™ª˜

Em lo lắm phải không em vé số?

Bóng nhà cao đè xuống vai gầy…

Tôi mua giùm em dăm vé

Vì ngày mai là mồng bảy tháng Năm!

Đọc tiếp »

Posted in Xã Hội | Leave a Comment »