Bauxite Việt Nam

boxitvn.net – boxitvn.wordpress.com – boxitvn.blogspot.com

  • Cách vào boxitvn.net

    Kính báo đề quý bạn đọc rõ: sau một thời gian không phá hoại nổi boxitvn.net, bọn "tin tặc" hiện đang giở trò phong tỏa trang mạng của chúng tôi bằng tường lửa. Đó là một hạ sách khiến nhiều bạn đọc hết sức bất bình. Chúng tôi sẽ đệ đơn nhờ cơ quan chủ quản là VNPT can thiệp để loại bỏ cách hành xử tồi tệ ấy. Nhưng trong khi chờ đợi, xin quý bạn ở Việt Nam hãy vào trang mạng bằng cách đơn giản sau: vào google.com, đánh chữ anonymouse.org rồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữ Deutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ: http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp: www.boxitvn.net, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously. Thế là trang boxitvn.net đã hiện diện trước mắt quý bạn - Bauxite Việt Nam.


    boxitvn.net

    boxitvn.blogspot.com

    boxitvn.wordpress.com


    Email liên lạc: bauxitevn@gmail.com


  • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    Khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng Điều hành trực tiếp: GS Nguyễn Huệ Chi.

    free counters

  • Theo dõi

Logo và slogan chỉ như… mỹ phẩm

Posted by bauxitevn trên 25/04/2011

Tim Russell

Ngọc Mai dịch

(VEF.VN) – Sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu tiêu tốn hàng trăm ngàn USD tiếp thị bản thân là điểm đến du lịch trong khi khách luôn gặp khó khăn khi xin thị thực để thực sự được đặt chân tới đất nước này, và lại bị lái xe taxi lừa đảo tại sân bay.

LTS: Sau khi Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch thông báo không thông qua tất cả các tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi Sáng tác Tiêu đề và Biểu trưng cho Du lịch Việt giai đoạn 2011-2020 làm logo và slogan chính thức cho du lịch, ông Tim Russell, GĐ Điều hành Công ty Come&Go Việt Nam đã gửi tới Diễn đàn Kinh tế Việt Nam bài viết này.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Mọi ý kiến trao đổi xin gửi về vef@vietnamnet.vn

Trở lại hồi tháng 1, khi ngành du lịch Việt Nam vui mừng công bố logo và khẩu hiệu mới cho quốc gia, "Sự khác biệt Á Đông". Khẩu hiệu này chưa thực sự hoàn hảo, nhưng còn tốt hơn rất nhiều so với các chiến dịch trước đây "Vẻ đẹp tiềm ẩn".

Tuần này người ta thông báo rằng, vì lý do chưa xác định, các chiến dịch mới chưa được phê duyệt, và đó là thời gian để trở lại từ đầu, do đó đã lãng phí ba tháng cho việc tiếp thị điểm đến quý báu. Một logo và khẩu hiệu mới hiện nay đang được dò dẫm đi tìm.

Tuy nhiên, người ta nói rằng logo và slogan chỉ là mỹ phẩm. Chúng chỉ kích thích sự quan tâm của du khách bình thường, nhưng trừ khi biểu trưng và tiêu đề được chứng thực bởi kinh nghiệm thực thế của khách về sự hài lòng với lời hứa của logo, nếu không sẽ là vô giá trị và thậm chí phản tác dụng.

Ngành công nghiệp du lịch Việt Nam còn gặp nhiều vấn đề lớn hơn việc xây dựng thương hiệu – đó là những khó khăn trong việc xin thị thực, cơ sở hạ tầng kém, tài xế taxi gian lận và các sự cố như thảm họa gần đây ở Vịnh Hạ Long là tất cả những vấn đề cần giải quyết trước khi đất nước có thể vươn ra thế giới và thị trường tự nó sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn. Sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu tiêu tốn hàng trăm ngàn USD tiếp thị bản thân là điểm đến du lịch trong khi khách luôn gặp khó khăn khi xin thị thực để thực sự được đặt chân tới đất nước này, và lại bị lái xe taxi lừa đảo tại sân bay.

Đây là lý do tại sao tỷ lệ du khách quay trở lại Việt Nam lại thấp chỉ vào khoảng 5%, so với 49% của Thái Lan. Tiền dành cho việc nghiên cứu thị trường để tìm hiểu lý do tại sao du khách không trở lại sẽ tốt hơn là quảng cáo để thu hút những người chỉ sẽ đến đây một lần và không bao giờ trở lại.

clip_image001

Ngành công nghiệp du lịch Việt Nam còn gặp nhiều vấn đề lớn hơn việc xây dựng thương hiệu.Ảnh: wru.

Và sau đó người ta đặt câu hỏi liệu Việt Nam có cần đến slogan không. Ba điểm đến du lịch hàng đầu năm 2010 là Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Họ có slogan không? Theo như tôi biết là không. Thử tìm hiểu một số công ty nổi tiếng thế giới như Microsoft, Google, Apple chẳng hạn – họ có slogan chăng? Hoàn toàn không (hay đã từng có nhưng hiện nay không cần nữa vì họ quá thành công).  Phần lớn các nước và các công ty có điểm chung đơn giản là sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt. Có kinh nghiệm đúng đắn thì bạn chẳng cần khẩu hiệu – tên của bạn là đủ. Ngay bây giờ, Việt Nam vẫn đang lo ngại về khẩu hiệu trước khi hoàn thành việc phát triển sản phẩm, đó là cách nghĩ quẩn.

Nhưng nếu Việt Nam cố tìm logo hay slogan mới, tại sao không phải là một cái gì đó kỳ lạ và độc đáo, giống như chính đất nước này? Thay vì sao chép chiến dịch thành công tại Thái Lan, Malaysia và Campuchia, tại sao không vươn ra ngoài và thử một cái gì đó triệt để hơn? Một người bạn của tôi gợi ý lấy Vietnam – Shhhhh! để phản ánh một thực tế là đất nước là một điểm đến còn chưa được khám phá, và là một bí mật mà du lịch đại chúng vẫn chưa khám phá ra. Tôi thích ý tưởng lấy xích lô/xe ôm đạt chuẩn chào mừng khách và sử dụng tiêu đề Vietnam! You! Ý tưởng đó không chỉ đặc biệt giống bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào khác, mà nó còn có nghĩa là chiến dịch quảng bá của Việt Nam là đều hướng về khách hàng.

Số khách du lịch đến Việt Nam tiếp tục tăng, với con số có khả năng đạt con số 6 triệu trong năm nay. Thử tưởng tượng Việt Nam sẽ thu hút được bao nhiêu du khách nếu thực sự tiếp thị bản thân một cách đúng đắn?

Nguồn: vef.vn

Sorry, the comment form is closed at this time.