Bauxite Việt Nam

boxitvn.net – boxitvn.wordpress.com – boxitvn.blogspot.com

  • Cách vào boxitvn.net

    Kính báo đề quý bạn đọc rõ: sau một thời gian không phá hoại nổi boxitvn.net, bọn "tin tặc" hiện đang giở trò phong tỏa trang mạng của chúng tôi bằng tường lửa. Đó là một hạ sách khiến nhiều bạn đọc hết sức bất bình. Chúng tôi sẽ đệ đơn nhờ cơ quan chủ quản là VNPT can thiệp để loại bỏ cách hành xử tồi tệ ấy. Nhưng trong khi chờ đợi, xin quý bạn ở Việt Nam hãy vào trang mạng bằng cách đơn giản sau: vào google.com, đánh chữ anonymouse.org rồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữ Deutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ: http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp: www.boxitvn.net, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously. Thế là trang boxitvn.net đã hiện diện trước mắt quý bạn - Bauxite Việt Nam.


    boxitvn.net

    boxitvn.blogspot.com

    boxitvn.wordpress.com


    Email liên lạc: bauxitevn@gmail.com


  • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    Khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng Điều hành trực tiếp: GS Nguyễn Huệ Chi.

    free counters

  • Theo dõi

Archive for the ‘Nông thôn’ Category

Thanh Hoá chưa no

Posted by bauxitevn trên 15/05/2011

(Bài thơ Cha con người lính, ghi theo lời kể của Tần, Thanh Hóa sau vụ đói 1986-87)

Hà Sĩ Phu

Kính gửi GS Nguyễn Huệ Chi cùng BBT Bauxite Việt Nam

Thanh Hoá lưu lại trong trí óc tôi với hai chữ “Anh hùng”, Thanh Hóa anh hùng, sông Mã anh hùng, quê hương của Lê Lợi, Hữu Loan…

Nhưng Thanh Hóa cũng trăn trở trong tôi thêm một chữ “Đói”.

Khoảng năm 1987, một anh bạn, bộ đội xuất ngũ người Thanh Hóa kể tôi nghe một câu chuyện thương tâm, chồng đi bộ đội giúp nước bạn, vợ con ở nhà đói quá, người vợ phải phải đem con đi bán… Đoạn cuối câu chuyện càng khiến tôi xúc động và đau, tôi ghi lại bằng bài thơ “Cha con người lính” (1988), cha con người lính chuộc nhau về, với khẩu súng ngắn trên tay băng qua cánh đồng khô quạnh…

Tưởng Đói chỉ là cơn đau nhất thời của Thanh Hóa, nên tôi cũng quên bẵng đi. Chẳng ngờ mấy hôm nay, đọc bài Thanh Hóa thiếu đói… trên trang Boxitvn tôi mới biết rằng Thanh Hóa vẫn đói kinh niên.

Tôi xin gửi lên trang Boxitvn bài thơ này như tấm lòng gửi về một miền quê rất mực anh hùng nhưng nay vẫn chưa no.

Kính thư

Hà Sĩ Phu

Đọc tiếp »

Posted in Nông thôn | Leave a Comment »

Thanh Hoá: thiếu đói từ miền xuôi lên miền ngược

Posted by bauxitevn trên 10/05/2011

Bài và ảnh: An Bình

image  

Thiếu gạo trầm trọng, nhiều hộ dân ở thôn Đông Tân, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá phải đào khoai ăn độn hàng ngày. Ảnh: An Bình

 

SGTT.VN – Đã lâu lắm rồi bà con nông dân nghèo ở các huyện từ miền biển, trung du đến các huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Thanh Hoá mới phải đối mặt với cái đói trên diện rộng như năm nay. Hàng chục ngàn hộ dân nơi đây đang thiếu đói lương thực.

Chạy ăn từng bữa

Chúng tôi về xã ven biển Đa Lộc – điểm nóng trong mùa đói giáp hạt của huyện Hậu Lộc vào những ngày này. Cánh đồng lúa chiêm xuân thời điểm này lẽ ra đang vào thời kỳ làm đòng, nhưng giờ chỉ còn lơ thơ vài gốc rạ. Đồng lúa cằn cỗi bởi vùng đất này nhiễm mặn nặng. Trên nhiều thửa ruộng, đến cỏ cũng không mọc được.

Ông Vũ Văn Đỉnh, phó chủ tịch UBND xã Đa Lộc cho biết: vụ chiêm xuân năm 2011, toàn xã gieo cấy được 250ha lúa, nhưng đến thời điểm này đã chết và mất trắng 150ha. Đất nhiễm mặn nặng một phần lớn, còn thêm đợt gieo cấy tết Tân Mão gặp rét đậm, rét hại.

Từ năm 2008 đến nay, năm nào Đa Lộc cũng bị mất trắng gần một nửa diện tích lúa nước và cây màu các loại do đất nông nghiệp bị nhiễm mặn nặng. Độ mặn trên diện tích đất nông nghiệp của xã nhiều nơi đã lên tới 5‰. Do bị mất mùa nhiều năm qua, nên hiện nay Đa Lộc có tới 1.500 hộ/2.300 hộ dân đang bị thiếu đói lương thực gay gắt, cần sự cứu trợ của Nhà nước.

Đọc tiếp »

Posted in Nông thôn | Leave a Comment »

Bàn thêm về bài Non sông gấm vóc hay miếng da lừa

Posted by bauxitevn trên 09/05/2011

Blogger Người Buôn Gió

imageCảm xúc bài viết lấy từ bài viết của tác giả Phạm Hoàng Hải trên Tuần Vietnamnet (Tuanvietnam.vietnamnet.vn). Trích: “Giống hệt như anh chàng Valantin của đại văn hào Balzac trong lúc khốn quẫn đã nhặt được miếng da lừa mầu nhiệm có thể cho anh được mọi ước mơ giàu có, nhưng ác nghiệt thay mỗi lần ước được giàu có trúng quả là một lần miếng da lừa bị co bé lại. Và khi miếng da co hết thì anh ta cũng hết đời. Non sông gấm vóc của đất mẹ Việt Nam như thế đã là bầu sữa ngon, là chùm khế ngọt cho tất cả những ai nhanh chân nhanh tay, khôn ngoan, tỉnh táo”.

Đọc tiếp »

Posted in Nông thôn | Leave a Comment »

Chính sách trong ngành lúa gạo: Lợi ích của nông dân vẫn nằm cuối bảng

Posted by bvnpost trên 17/01/2011

Việt Anh

clip_image001[10]

Người nông dân làm ra hạt gạo xuất khẩu, nhưng lợi ích của họ lại đứng cuối chuỗi xuất khẩu gạo. Ảnh: TL SGTT

 

SGTT.VN – Theo báo cáo “Phân tích hệ quả can thiệp chính sách với các tác nhân trong chuỗi xuất khẩu gạo và tôm tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ưng (CIEM) công bố sáng 14.1, lợi ích của nông dân vẫn thuộc hàng cuối bảng.

Giá gạo và thời điểm xuất khẩu gạo thực sự có vấn đề

Đại diện của nhóm nghiên cứu, ông Nguyễn Đức Nhật nêu rõ, qua khảo sát ở An Giang, một vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long, nông dân cho biết, mỗi khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ngừng xuất khẩu là họ bị thua lỗ, bởi VFA là người quyết định giá sản phẩm.

Trong chính sách điều tiết cơ chế xuất khẩu gạo, thực tế phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo phụ thuộc vào VFA, nếu không có dấu của VFA trên hợp đồng, gạo sẽ không được thông quan xuất đi. Theo nhóm nghiên cứu, chính sách này đang tạo ra biến dạng thị trường rất rõ nét thông qua việc hình thành độc quyền xuất khẩu.

Đọc tiếp »

Posted in Nông thôn | Leave a Comment »

Tổ điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ: có cũng như không

Posted by bvnpost trên 16/01/2011

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

image

Trong việc mua bán lúa gạo có hai điều quan trọng: ấn định giá sàn bán gạo xuất khẩu, và ấn định giá thu mua lúa cho nông dân. Tổ công tác điều hành xuất khẩu gạo đã không hề quan tâm một chút nào đến hai vấn đề quan trọng vừa nêu.

1. Tổ công tác điều hành xuất khẩu gạo không hề quan tâm đến giá bán gạo xuất khẩu

Lẽ ra, Tổ công tác điều hành xuất khẩu gạo phải ấn định giá sàn xuất khẩu gạo, linh động thay đổi giá sàn theo giá gạo trên thị trường thế giới, giám sát việc Hiệp hội lương thực Việt Nam thực hiện việc bán gạo trên giá sàn, xử phạt các doanh nghiệp bán phá giá gạo.

Đọc tiếp »

Posted in Nông thôn | Leave a Comment »

Mua bán lúa gạo năm 2010: nông dân đang làm tôi mọi cho doanh nghiệp, nông dân đang bị bóc lột thậm tệ

Posted by bvnpost trên 07/01/2011

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

imageNăm 2010 này, mua bán lúa gạo có hai kỷ lục:

1) Tổng công ty Lương thực miền Nam đạt lợi nhuận kỷ lục từ mua bán lúa gạo: lợi nhuận vượt kế hoạch 68%, tăng 63% so với cùng kỳ. (1)

2) Nông dân bán lúa đông xuân với giá rẻ kỷ lục.

VFA MUA LÚA CỦA NÔNG DÂN NĂM 2010 VỚI GIÁ TỐI ĐA 4.000 ĐỒNG/ KG.

Khi nông dân bắt đầu thu hoạch vụ đông xuân, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết trên Thời Báo Kinh tế Sài Gòn: "Từ tháng 3, giá lúa thu mua có thể tăng lên chứ không giảm giá liên tục như thời gian qua. Hiện tại, giá lúa (độ ẩm 16%) mà VFA mua tại kho là 4.300-4.400 đồng/kg.”. (2)

Như vậy giá mua lúa đông xuân của VFA khoảng 4.400 đồng/kg. Đây là giá lúa đông xuân thấp nhất kể từ năm 2008.

Đọc tiếp »

Posted in Nông thôn | Leave a Comment »

Người nông dân không im lặng

Posted by bvnpost trên 27/12/2010

Quốc Việt

TT – Người nghèo thường cam chịu, dễ bị đè đầu cưỡi cổ. Nhưng với anh nông dân nghèo Phùng Sĩ Lâm thì không…

clip_image001

 

Trong căn nhà trống hoác, ông Lâm kiên trì viết đơn, tìm chứng cứ để đấu tranh chống tham nhũng – Ảnh: QUỐC VIỆT

 

Tiếp tôi ngay bên bờ ruộng với đôi tay vẫn còn lấm lem bùn lầy, người nông dân không im lặng Phùng Sĩ Lâm ở xã nghèo Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa trầm tư kể: “Họ bắn tin đe dọa sẽ diệt từng người dám tố cáo mà trong đó đầu danh sách là tôi. Lúc đầu tôi cũng lo. Nhưng rồi tôi nghĩ lại nếu sợ hãi mà rút lui giữa chừng thì mình cũng chết! Tôi có niềm tin rằng khi những nông dân chân đất ít học như tôi mà dám đứng lên vì lẽ phải thì chắc chắn cái thiện sẽ chiến thắng cái xấu thôi…”.

Mồ hôi, nước mắt ở quê nghèo

Trước khi về Thanh Hóa tìm Phùng Sĩ Lâm, tôi đã gặp những người cùng anh được mời đi dự hội nghị vinh danh chống tham nhũng ở Đà Nẵng. Bác Nguyễn Công Uẩn, người từng “lên bờ xuống ruộng” vì đấu tranh chống tiêu cực ở Bắc Ninh, kể: “Cái nhà anh Lâm ấy được trung ương mời đi vinh danh mà chân tay vẫn còn đen sì sì bùn đất, nhưng tính cách mạnh mẽ lắm. Anh chẳng vòng vo cứ vỗ thẳng mặt, nói thẳng tên những kẻ tham nhũng, hại dân”.

Từ Hà Nội, tôi đã gọi điện hẹn trước anh Lâm, nhưng khi về tận xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, vẫn rất khó khăn mới tìm được nhà. Vợ chồng anh đang cày cuốc ngoài ruộng, cô con gái làm công nhân ở tận Đồng Nai. Hàng xóm có người lại ngại chỉ đường.

Đọc tiếp »

Posted in Nông thôn | Leave a Comment »

Ai được lợi khi siết hoạt động xuất khẩu gạo

Posted by bvnpost trên 14/12/2010

Nam Nguyên, phóng viên RFA

2010-12-12

AFP photo

Gạo xuất khẩu

Nghị định 09 qui định hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo trở thành ngành nghề có điều kiện sẽ được áp dụng từ đầu năm 2011. Nghị định này mang lại lợi ích gì, có chú trọng lợi ích nông dân hay không?

Hiệu lực từ 1/1/2011 nhưng các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo có 9 tháng ân hạn để thực hiện điều chỉnh theo qui định mới với nhiều điều kiện ràng buộc.

Đọc tiếp »

Posted in Kinh tế, Nông thôn | Leave a Comment »

Gia đình “người rừng”

Posted by bvnpost trên 28/11/2010

Thái Sinh

Thưa GS Nguyễn Huệ Chi!

Hẳn GS và những người đọc bình thường nhất sẽ không cầm được nước mắt khi đọc phóng sự này, ở một góc rừng xa xôi cuối trời Tây Bắc kia vẫn có những con người bị bỏ rơi, bị ném ra ngoài xã hội, đẩy họ về thời nguyên thuỷ. Nơi đại ngàn Tây Bắc người dân vẫn sống trong sự khốn khó và ai biết rằng sau những dãy núi xanh mờ cây thuốc phiện vẫn mọc lên. Ấy vậy mà trên diễn đàn Quốc hội người ta đang sôi nổi bàn tới chuyện xây dựng đường tàu cao tốc, khai thác bô xít Tây Nguyên, người ta đùn đẩy trách nhiệm về con tàu Vinashin đang dần chìm xuống biển Đông.

Thảo Dân

Đọc tiếp »

Posted in Nông thôn | Leave a Comment »

Nghị định Kinh doanh Xuất khẩu gạo số 109/2010/NĐ-CP: Sự quan liêu, vô trách nhiệm đối với quyền lợi nông dân

Posted by bvnpost trên 27/11/2010

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

image Ngay khi Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo số 109/2010/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 109) còn là Dự thảo, Bộ Công thương đã thể hiện sự quan liêu khi không hề hỏi ý kiến của nông dân và Hội Nông dân.

Ông Huỳnh Quốc Cường – Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – cho biết trên báo Tuổi trẻ Online: “Vừa rồi qua bốn lần dự thảo nghị định này, toàn là doanh nghiệp, buôn bán bàn với nhau chứ không bàn trực tiếp với nông dân”.

Rồi ông Chủ tịch Hội Nông dân than thở: “Tôi rất băn khoăn nông dân làm ra lúa gạo, vậy mà khi bàn chính sách để điều hành việc xuất khẩu gạo, Bộ Công thương lại không hỏi gì đến tâm tư, đề nghị của nông dân” [1].

Bản thân tôi cũng đã gởi e-mail góp ý cho trang tin điện tử của Chính phủ, ở địa chỉ cchc@chinhphu.vn, và được trả lời như sau:

Ban Bạn đọc – Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nhận được thư của ông góp ý về Dự thảo Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo. Ban Bạn đọc đã chuyển góp ý của ông đến cơ quan chức năng nghiên cứu, tiếp thu. Chúng tôi sẽ thông tin cho ông khi có kết quả.
Trân trọng thông báo để ông được biết!
”.

Đọc tiếp »

Posted in Nông thôn | Leave a Comment »

Bình ổn hàng hóa bằng cách… ép giá nông dân?

Posted by bvnpost trên 19/10/2010

 

Nguyên Khải

IMG_1384_thumb[2]  

Ảnh T.O.C

 

Ngày 16/10/2010, báo điện tử datviet.vn đăng bài: “Bình ổn hàng hoá bằng cách… ép nông dân?” của Nguyên Khải. Bài báo nhấn mạnh: “Chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu mà TP HCM và Hà Nội đang triển khai hiện nay, nhằm hạ chỉ số tiêu dùng (CPI), giảm lạm phát. Xét về khía cạnh nào đó, đông đảo người tiêu dùng hưởng lợi. Thế nhưng, đằng sau câu chuyện bình ổn lợi ích của không ít nông dân lại… bất ổn”.

Cùng với loạt bài của tác giả Hoàng Kim (Đồng Tháp) đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam mấy ngày liên tục cuối tháng 9/2010, bài báo này buộc những người có đôi chữ nghĩa phải lên tiếng đặt câu hỏi:

1. Đây có phải là chính sách quốc gia về lương thực, mà hệ quả đi ra từ những ngu quan, hiện rất phổ biến trong bộ máy lãnh đạo các bộ, ngành và các cấp ở nước ta?

2. Một đất nước có đến 70% trong cơ cấu dân số là nông dân, nghĩa là khoảng 60 triệu người, mà các vị… “TP HCM và Hà Nội” đối xử như vậy, liệu thử hỏi đâu là lương tri, đâu là đạo đức?

Phải chăng “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, là ta dựa vào đạo đức và tài năng của các vị “TP HCM và Hà Nội” này?

3. Vậy đây là: ngu sách hay tội ác?

Đọc tiếp »

Posted in Kinh tế, Nông thôn | Leave a Comment »

Cần thành lập Hiệp hội cho những người trồng lúa

Posted by bvnpost trên 04/10/2010

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD, đã có một bài viết rất hay về việc cần đổi mới Hội Nông dân với tựa đề “Nông dân Việt Nam cần có tổ chức mạnh để giành thắng lợi trong cơ chế thị trường và chuyển mình thành công trong quá trình công nghiệp hóa”. (1)

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho biết trong kinh tế thị trường sẽ có nhóm lợi ích: “Ngay trong nước, quá trình phát triển kinh tế thị trường tất yếu không tránh được hình thành các nhóm khác biệt nhau về lợi ích kinh tế và quyền lợi xã hội.”

Vì thế Tiến sĩ Đặng Kim Sơn nhận định: “Trong xã hội hình thành các nhóm quyền lợi khác biệt ráo riết tranh thủ quyền lực chính trị. Giới doanh nghiệp dù là quốc doanh hay dân doanh, tầng lớp thị dân dù là viên chức hay dân thường vận động cho một hệ thống chính sách đem lại lợi ích cho mình và không phải luôn có lợi cho nông dân, đây là thực tế khách quan của mọi hình thức nhà nước trong cơ chế thị trường.”

Đọc tiếp »

Posted in Nông thôn | Leave a Comment »