Bauxite Việt Nam

boxitvn.net – boxitvn.wordpress.com – boxitvn.blogspot.com

  • Cách vào boxitvn.net

    Kính báo đề quý bạn đọc rõ: sau một thời gian không phá hoại nổi boxitvn.net, bọn "tin tặc" hiện đang giở trò phong tỏa trang mạng của chúng tôi bằng tường lửa. Đó là một hạ sách khiến nhiều bạn đọc hết sức bất bình. Chúng tôi sẽ đệ đơn nhờ cơ quan chủ quản là VNPT can thiệp để loại bỏ cách hành xử tồi tệ ấy. Nhưng trong khi chờ đợi, xin quý bạn ở Việt Nam hãy vào trang mạng bằng cách đơn giản sau: vào google.com, đánh chữ anonymouse.org rồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữ Deutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ: http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp: www.boxitvn.net, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously. Thế là trang boxitvn.net đã hiện diện trước mắt quý bạn - Bauxite Việt Nam.


    boxitvn.net

    boxitvn.blogspot.com

    boxitvn.wordpress.com


    Email liên lạc: bauxitevn@gmail.com


  • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    Khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng Điều hành trực tiếp: GS Nguyễn Huệ Chi.

    free counters

  • Theo dõi

Archive for the ‘Sử Liệu’ Category

Vua Gia Long 3 lần phái quân ra Hoàng Sa

Posted by bauxitevn trên 16/06/2011

Khắc Niên – Khắc Lịch

Trong 18 năm trị vị đất nước (1802 – 1820), dù có nhiều công việc phải làm để củng cố vương triều mà khó khăn lắm mới gây dựng được, nhưng vua Gia Long cũng không quên việc phái quân ra biển đảo để khẳng định chủ quyền của vương triều đối với các đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa.

Mộc bản triều Nguyễn đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV – Đà Lạt (Lâm Đồng) với nhiều nội dung phản ánh xã hội triều Nguyễn, trong đó có một số đoạn nói về việc vua Gia Long cho phái người ra quần đảo Hoàng Sa dò xét đường thủy. Có tất cả 3 đoạn trích về việc này được phản ánh qua Mộc bản.

Mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 22, trang 2, năm Gia Long thứ 2 (1803) chép: “Tháng 7, Lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”.

Đọc tiếp »

Posted in Sử Liệu | Leave a Comment »

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 50

Posted by bauxitevn trên 15/06/2011

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Bài phát biểu của Lê Duẩn năm 1979

Chúng tôi xin trích đoạn hỏi đáp sau đây giữa Mao Trạch Đông và Lê Duẩn, để cho những ai còn bị chói mắt vì những thứ lấp lánh vàng mã trang kim 4 tốt và 16 chữ vàng hiểu chân tướng của lãnh đạo Trung Quốc.

Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?

Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.

Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?

Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!

Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!

Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?

Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.

Mao hỏi: Có bao nhiêu người?

Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!

Mao nói: Lạy Chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!

Lê Duẩn đã kết luận ngay từ hồi ấy: “Khi chúng tôi ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: "Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á. Bây giờ đã rõ rồi". Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!”.

Tư duy của những người có trách nhiệm hiện nay quả đã lùi một bước quá xa.

Bauxite Việt Nam

Đọc tiếp »

Posted in Sử Liệu | Leave a Comment »

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 49

Posted by bauxitevn trên 14/06/2011

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Hoa Quốc Phong và Pol Pot

29-09-1977

Pol Pot: Liên Xô, Việt Nam và Cuba đang hợp tác chống lại chúng ta ở các khu vực biên giới. Chúng tôi nghĩ rằng họ đã chuẩn bị nhân viên tình báo trong lực lượng của chúng ta. Ở cấp trung ương, họ có 5 nhân viên tình báo; ở cấp độ phân khu, họ có từ 4 – 10 người; ngoài ra, họ còn có một số người ở các tỉnh.

Đọc tiếp »

Posted in Sử Liệu | Leave a Comment »

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 48

Posted by bauxitevn trên 13/06/2011

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Biên Bản cuộc trò chuyện giữa Đặng Tiểu Bình và Lê Duẩn

29-09-1975

Mô tả: Đặng Tiểu Bình kể lại cuộc gặp giữa Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh, trong cuộc gặp đó Hồ Chí Minh cáo buộc Trung Quốc đe dọa Việt Nam bằng cách đóng quân gần biên giới Việt – Trung. Lê Duẩn nói rằng, ông chưa bao giờ được nghe nói về cuộc gặp đó.

Đặng Tiểu Bình: Có một số vấn đề trong quan hệ giữa hai nước. Một số vấn đề đã xuất hiện ra khi Hồ Chủ tịch còn sống. Chúng tôi phải nói rằng chúng tôi không cảm thấy dễ chịu khi chúng tôi đọc báo chí Việt Nam và biết ý kiến của công chúng Việt Nam. Thật ra, các ông nhấn mạnh mối đe dọa từ phương Bắc. Mối đe dọa từ phương Bắc đối với chúng tôi là sự tồn tại của quân đội Xô Viết ở biên giới phía Bắc của chúng tôi, nhưng đối với các ông, [đe dọa từ phương Bắc] có nghĩa là Trung Quốc.

Đọc tiếp »

Posted in Sử Liệu | Leave a Comment »

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 47

Posted by bauxitevn trên 12/06/2011

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Lê Thanh Nghị

08-10-1973

Chu Ân Lai: Tôi muốn nhận xét điểm thứ hai về chính quyền Sài Gòn. Tôi phải nói rõ rằng, để Mỹ rút quân sớm, chúng ta đã không yêu cầu Thiệu từ chức và, hơn nữa, chúng ta đề nghị rằng những chuyện nội bộ ở miền Nam Việt Nam phải do chính những người miền Nam giải quyết. Chúng tôi tính toán rằng một lệnh ngừng bắn, rút ​​quân Mỹ và trao đổi tù binh chiến tranh là những điều kiện để Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam.

Công việc nội bộ ở mi

Đọc tiếp »

Posted in Sử Liệu | Leave a Comment »

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 46

Posted by bauxitevn trên 11/06/2011

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

16-08-1973

Mô tả: Chu Ân Lai thảo luận về mối quan ngại của ông ta liên quan đến các cuộc đàm phán của Hoa Kỳ ở Campuchia.

Chu Ân Lai: Người Mỹ đã nói với đồng chí Huang Chen (Hoàng Trần?) rằng họ muốn giải quyết vấn đề Campuchia và rằng họ đã sẵn sàng nói chuyện với Sihanouk hoặc với đại diện của ông ấy. Cùng lúc, họ muốn đại diện của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Campuchia tổ chức đàm phán với phe Lon Nol.

Đọc tiếp »

Posted in Sử Liệu | Leave a Comment »

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 45

Posted by bauxitevn trên 10/06/2011

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng và Lê Thanh Nghị

06-06-1973

Mô tả: Lê Duẩn yêu cầu Chu Ân Lai cho Trung Quốc giúp đỡ ngành công nghiệp xây dựng và cơ sở hạ tầng, theo một thỏa thuận trước đây giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Lê Duẩn: Chúng tôi muốn có một hệ thống nhà máy lọc dầu đa dụng với công suất 3 triệu tấn một năm để chúng tôi có thể sản xuất xăng dầu, sợi, nhựa, v.v. Lần trước, đồng chí Chu Ân Lai nói rằng, hệ thống này có thể sản xuất hàng trăm loại sản phẩm khác nhau. Tôi đã rất mừng và báo cáo với Bộ Chính trị ngay lập tức. Mọi người đều vui mừng vì điều này sẽ là một món quà rất có giá trị. Tuy nhiên, sau đó tôi đã thất vọng khi tôi được biết rằng Trung Quốc chỉ sẵn sàng giúp chúng tôi sản xuất chỉ một vài loại dầu. Và chúng tôi không hài lòng. Lần này, tôi muốn nêu vấn đề một lần nữa, hy vọng rằng Mao Chủ tịch sẽ thưởng Việt Nam hệ thống này. Hệ thống này rất quan trọng đối với chúng tôi. Tôi hy vọng các ông khẳng định lần này.

Đọc tiếp »

Posted in Sử Liệu | Leave a Comment »

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 44

Posted by bauxitevn trên 09/06/2011

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng và Lê Thanh Nghị

05-06-1973

Mô tả: Vai trò của Trung Quốc và Việt Nam trong cuộc cách mạng Campuchia; cũng như thảo luận hiện tình ở miền Nam Việt Nam.

Chu Ân Lai: Thế giới hiện đang trong tình trạng hỗn loạn. Giai đoạn sau khi Hiệp định Paris, các nước Đông Dương nên dành thời gian để thư giãn và xây dựng lực lượng của mình. Trong thời gian 5-10 năm tới, miền Nam Việt Nam, Lào, và Campuchia nên xây dựng hòa bình, độc lập và trung lập. Tóm lại, chúng ta phải câu giờ và chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh kéo dài.

Đọc tiếp »

Posted in Sử Liệu | Leave a Comment »

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 43

Posted by bauxitevn trên 08/06/2011

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

clip_image002

Hình Norodom Sihanouk và hoàng hậu Monique Sihanouk đến Bắc Kinh sau khi viếng thăm Việt Nam. Được Chu Ân Lai đón tiếp tại phi trường. © Bettmann/CORBIS

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Hoàng thân Sihanouk

24-01-1973

Mô tả: Chu Ân Lai bảo đảm không có sự can thiệp bên ngoài vào Campuchia và Lào.

Chu Ân Lai: Theo như những gì mà phía Việt Nam nói với đại sứ của chúng tôi tại Hà Nội, cuộc đình chiến tại Việt Nam không bao gồm Campuchia và Lào. Đây là điểm thứ 7 trong thỏa thuận chín điểm ban đầu. Nhưng lần này thỏa thuận nêu rõ, rằng các vấn đề của ba nước Đông Dương nên được chính ba nước giải quyết. Điểm này không được đưa vào các dự thảo trước đó, và được đưa vào lần này. Nếu điều này đúng, thỏa thuận này tốt hơn so với thỏa thuận trước. Điều này có nghĩa là các nước khác không thể can thiệp vào [công việc của ba nước].

Nguồn: Wilsoncenter.org

———–

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Pen Nouth

02-02-1973

Mô tả: Chu Ân Lai đọc một tuyên bố của Mao Trạch Đông, bày tỏ chấp thuận sự rút quân của Mỹ.

Chu Ân Lai: Mao Chủ tịch nói: rất tốt là thỏa thuận Việt – Mỹ để quân đội Mỹ rời khỏi Việt Nam. Thỏa thuận này là một thành công. Sau khi Mỹ rút quân, gồm cả lực lượng không quân, hải quân, và bộ binh Mỹ, sau khi Mỹ rút các căn cứ quân sự, để đối phó với Nguyễn Văn Thiệu thì rất dễ dàng. Tất cả binh lính của liên minh [của chế độ Sài Gòn] sẽ ra đi. Ví dụ, binh lính Nam Hàn đã bắt đầu ra đi.

Tại sao Hoa Kỳ làm điều này? Với mục đích cút đi. Họ đã gửi rất nhiều quân lính tới Đông Dương và xài rất nhiều tiền ở đây, và vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Và vấn đề mới xuất hiện liên tục. Cuối cùng thỏa thuận đã đạt được. Trong khi các binh sĩ Mỹ sẽ ra đi, thỏa thuận không chính thức và công khai yêu cầu quân đội Bắc Việt phải ra đi. Nguyễn Văn Thiệu đã thực sự lớn tiếng ồn ào chống lại Hoa Kỳ. Vì sự phản đối của Nguyễn Văn Thiệu, thỏa thuận này đã không được ký hồi tháng 10 năm ngoái.

Dĩ nhiên, phe hữu khuynh ở Hoa Kỳ cũng không ủng hộ thỏa thuận. Ngoài ra, Lầu Năm Góc muốn chuyển đạn dược và vũ khí cho miền Nam Việt Nam, và với việc ký kết thỏa thuận, việc chuyển số hàng này không thể thực hiện. Do đó, việc ký thỏa thuận đã bị trì hoãn và một số lượng lớn đạn dược được chuyển đến miền Nam, Việt Nam. Nhưng Nguyễn Văn Thiệu không biết cách sử dụng nó. [Miền Bắc] Việt Nam không công nhận quân quân đội của mình là quân bên ngoài. Vào thời điểm này, Hoa Kỳ đã nhượng bộ. Nếu chưa có chiến thắng trên chiến trường, thì sẽ không có được ở bàn đàm phán.

Ghi chú:

Pen Nouth (1906-1985) Là cố vấn chính trị thân cận nhất của Sihanouk, làm thủ tướng từ năm 1948-1949, 1952-1955, 1958, 1961-62, và năm 1967-69. Ông cũng là người đứng đầu Chính phủ Hoàng gia Liên minh các dân tộc Campuchia, thành lập tại Bắc Kinh tháng 5 năm 1970, và chào đón Sihanouk khi ông trở về Campuchia vào năm 1975.

Nguồn: Wilsoncenter.org

Posted in Sử Liệu | Leave a Comment »

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 42

Posted by bauxitevn trên 07/06/2011

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Trường Chinh

31-12-1972

Mô tả: Chu Ân Lai thúc đẩy các cuộc đàm phán.

(Trường Chinh hỏi ý kiến ​​của Chu Ân Lai về triển vọng của các cuộc đàm phán Paris.)

Chu Ân Lai: Có vẻ như Nixon thực sự có kế hoạch rời khỏi [Việt Nam]. Vì vậy, lần này cần phải đàm phán [với họ] nghiêm túc, và mục tiêu là đạt được một thỏa thuận. Dĩ nhiên, các ông cũng cần phải chuẩn bị [đến khả năng] các cuộc đàm phán sẽ không đi đến một thỏa thuận, và rằng một số thất bại có thể xảy ra trước khi [thỏa thuận cuối cùng đạt được].

Đọc tiếp »

Posted in Sử Liệu | Leave a Comment »

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 41

Posted by bauxitevn trên 05/06/2011

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Nguyễn Thị Bình

29-12-1972

Mô tả: Mao Trạch Đông khuyên Nguyễn Thị Bình tiếp tục đàm phán.

Mao Trạch Đông: Chúng ta cùng chung một gia đình. Miền Bắc (Việt Nam), miền Nam (Việt Nam), Đông Dương, và Triều Tiên, chúng ta cùng chung một gia đình và hỗ trợ lẫn nhau.

Nếu các đồng chí thành công trong đàm phán [Paris], không chỉ miền Nam Việt Nam mà còn miền Bắc Việt Nam có thể đạt được bình thường hóa ở một mức độ nhất định với người Mỹ. Bây giờ, một số người gọi là "cộng sản" nói rằng, các đồng chí không nên thương lượng, và các đồng chí phải chiến đấu, chiến đấu thêm một 100 năm nữa. Đây là cuộc cách mạng, nếu không, là chủ nghĩa cơ hội.

Đọc tiếp »

Posted in Sử Liệu | Leave a Comment »

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 40

Posted by bauxitevn trên 04/06/2011

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Lê Đức Thọ

12-07-1972

Mô tả: Chu Ân Lai tư vấn cho Lê Đức Thọ về các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, đặc biệt về vấn đề Nguyễn Văn Thiệu.

Chu Ân Lai: Một mặt, cần thiết chuẩn bị chiến đấu. Mặt khác, các ông phải thương lượng. Trung Quốc có một số kinh nghiệm về vấn đề đó. Chúng tôi cũng đã tiến hành đấu tranh và đàm phán với Tưởng Giới Thạch. Trong cuộc chiến Triều Tiên, chúng tôi đã chiến đấu một năm và đàm phán hai năm. Do đó, chiến thuật của các ông về chiến đấu và đàm phán, mà các ông đã tiến hành từ năm 1968, là đúng.

Đọc tiếp »

Posted in Sử Liệu | Leave a Comment »