Bauxite Việt Nam

boxitvn.net – boxitvn.wordpress.com – boxitvn.blogspot.com

  • Cách vào boxitvn.net

    Kính báo đề quý bạn đọc rõ: sau một thời gian không phá hoại nổi boxitvn.net, bọn "tin tặc" hiện đang giở trò phong tỏa trang mạng của chúng tôi bằng tường lửa. Đó là một hạ sách khiến nhiều bạn đọc hết sức bất bình. Chúng tôi sẽ đệ đơn nhờ cơ quan chủ quản là VNPT can thiệp để loại bỏ cách hành xử tồi tệ ấy. Nhưng trong khi chờ đợi, xin quý bạn ở Việt Nam hãy vào trang mạng bằng cách đơn giản sau: vào google.com, đánh chữ anonymouse.org rồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữ Deutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ: http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp: www.boxitvn.net, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously. Thế là trang boxitvn.net đã hiện diện trước mắt quý bạn - Bauxite Việt Nam.


    boxitvn.net

    boxitvn.blogspot.com

    boxitvn.wordpress.com


    Email liên lạc: bauxitevn@gmail.com


  • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    Khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng Điều hành trực tiếp: GS Nguyễn Huệ Chi.

    free counters

  • Theo dõi

Bất bình đẳng, vấn đề nghiêm trọng của Trung Quốc

Posted by bauxitevn trên 17/06/2011

Nguyên Thanh (South China Morning Post, New York Times,

Le Courrier International…)

clip_image002

Chiều 12.6, khu ngoại ô Zengcheng, cảnh sát chống bạo động phun hơi gas để giải tán đám đông công nhân nhập cư phản đối sự ngược đãi của những nhân viên bảo vệ đối với một phụ nữ trẻ bán hàng rong đang mang thai. Ảnh: Reuters

 

SGTT.VN – Những vụ đánh bom liên tiếp trong ba tuần qua nhắm vào các trụ sở chính quyền ở Trung Quốc, cuộc biểu tình của hàng trăm sinh viên Mông Cổ ở phía bắc Nội Mông, hàng loạt cuộc đụng độ giữa những lao động nhập cư và cảnh sát ở thành phố Quảng Châu… phần nào cho thấy bất ổn xã hội đang gia tăng ở Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân sâu xa là hố sâu bất bình đẳng ngày càng sâu hơn.

Hai tin mới đây về Trung Quốc đã lôi cuốn sự chú ý của các phương tiện truyền thông phương Tây: Quốc vụ viện của Trung Quốc vừa đề nghị thay đổi các tỷ lệ thuế thu nhập để giảm bớt gánh nặng cho công nhân và tăng thêm tiền thuế mà những người giàu phải trả. Theo tờ New York Times, ở một số thành phố, chính quyền giới hạn mức đồ sộ của các ngôi mộ để ngăn cản người giàu xây lăng mộ quá nguy nga khiến dân chúng bất bình. Dù mức độ quan trọng rất khác nhau, cả hai tin đều cho thấy là hố sâu bất bình đẳng xã hội đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Trung Quốc.

Hệ thống thuế “luỹ thoái”!

Đối với những ai biết rõ các sự tinh tế của chính sách thuế má ở Trung Quốc, thì đáng ra nước này đã phải thay đổi từ lâu các tỷ suất thuế, dù đó chưa phải là phương tiện hữu hiệu nhất để giảm các bất bình đẳng về thu nhập.

Nhìn chung, hệ thống thuế Trung Quốc thực ra không mấy tiến bộ vì mấy lý do sau đây: nó có tính “luỹ thoái”, nghĩa là thu nhập càng cao thì tỷ lệ thuế phải trả càng thấp; thuế giá trị gia tăng và các thứ thuế khác đánh vào người tiêu dùng chiếm khoảng một phần ba tổng số tiền thuế thu được; các loại thuế khác đánh vào lương (như các đóng góp bảo hiểm xã hội), cũng “luỹ thoái”. Phần thuế thu nhập trong tổng số tiền thuế thu được không vượt quá 5,8%. Như vậy hệ thống thuế của Trung Quốc hoàn toàn không phải là một công cụ phân phối lại có hiệu quả.

Việc tăng ngưỡng đóng thuế từ 2.000 NDT (310 USD) hiện nay lên 3.000 NDT (450 USD) sẽ không có tác dụng mấy.

Nói chung, cũng như ở các nước đang phát triển khác, việc thu thuế thu nhập ở Trung Quốc là tốn kém, không hiệu quả và khó khăn, chủ yếu vì người dân thích trả bằng tiền mặt trong các giao dịch thương mại, vì các khiếm khuyết của ngành kế toán và nhất là vì tầm quan trọng của khu vực kinh tế không chính thức. Kết quả là, cho dù cải cách thuế triệt để, nghĩa là có tính luỹ tiến cao, nó vẫn không đạt được các tác dụng chờ đợi.

Phân phối thu nhập bất công, phân phối của cải còn bất công hơn

Theo nhiều chuyên gia, để giảm các bất bình đẳng về thu nhập, Bắc Kinh cần có các biện pháp như tăng lương, phân phối thu nhập. Từ gần 20 năm nay, lương của người lao động tăng chậm hơn mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP): từ 53,3% vào năm 1990, phần của lương trong GDP giảm xuống chỉ còn 39,7% vào năm 2007. Sự giảm lương tương đối kìm hãm sự tăng trưởng tiêu dùng và đào sâu thêm các bất bình đẳng về thu nhập, bởi vì người lao động là kẻ bị thiệt thòi nhiều nhất.

Để tăng lương, có lẽ phải tăng quyền thương lượng của người đi làm ăn lương đối với người chủ, phải bảo vệ các quyền lợi của người lao động và đầu tư vào vốn con người. Một số biện pháp đã được đề nghị theo hướng đó, nhưng chưa đưa đến tiến bộ thực sự nào.

Tiếp theo, việc biến xã hội Trung Quốc thành một xã hội thực sự “hài hoà”, theo đúng các khẩu hiệu mà chính quyền Trung Quốc đã đề ra, đòi hỏi phải có sự phân phối lại các của cải, chứ không phải chỉ phân phối lại thu nhập. Nhiều nghiên cứu xã hội học cho thấy sự phân chia của cải bất công hơn rất nhiều so với phân chia thu nhập. Thế mà, về mặt kỹ thuật cũng như về mặt kinh tế, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết được, bằng cách dùng một phần của số ngoại tệ dự trữ khổng lồ (gần 3.000 tỉ USD) vào việc thực hiện các chính sách xã hội thực sự tiến bộ.

Tham nhũng chiếm 1/3 GDP

Biện pháp quan trọng thứ ba là phải đấu tranh chống tham nhũng. Theo nghiên cứu do Vương Tiểu Lỗ, phó chủ nhiệm viện Nghiên cứu kinh tế thuộc quỹ Cải cách Trung Quốc thực hiện, số tiền tham nhũng có thể lên đến 9.600 tỉ NDT (khoảng 1.500 tỉ USD), tức chiếm đến một phần ba GDP. Cũng theo điều tra trên, 10% các hộ gia đình giàu nhất Trung Quốc chia nhau 51,9% tổng thu nhập: họ kiếm được gấp 26 lần so với 10% số người nghèo nhất, chứ không phải gấp chín lần, như thống kê chính thức.

Dĩ nhiên, chống tham nhũng là một nhiệm vụ dài hơi và rất khó thực hiện. Nhưng việc đề ra các quy tắc bắt các nhà lãnh đạo và các công chức phải khai đúng gia tài của mình và nhất là bắt họ phải triệt để tôn trọng các quy tắc đó nên là bước đi đầu tiên cần thiết nếu muốn theo đúng hướng.

Trung Quốc sẽ hoàn toàn có lợi khi làm chậm lại, nếu không phải là đảo ngược, diễn biến đáng lo âu của các bất bình đẳng từ ba mươi năm nay. Không những gây ra các căng thẳng xã hội, các bất bình đẳng còn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững. Hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức tìm cách, với bất cứ giá nào để tránh rơi vào cái bẫy của những nước có thu nhập trung bình (khi thu nhập hàng năm của người dân ở vào khoảng từ 3.000 đến 10.000 USD, thì mức tăng trưởng của GDP thường bị đình trệ). Thế mà, theo các nghiên cứu ở châu Mỹ Latinh, các bất bình đẳng quá lớn thường là các yếu tố chính của cái bẫy nói trên.

N. T.

Nguồn: sgtt.vn

Sorry, the comment form is closed at this time.